1 - Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm được cơ bản các tác giả, tác phẩm, các biện pháp tu từ, tóm tắt được nội dung.
- Biết cách vận dụng những kiến thức đã học làm bài văn nghị luận văn học.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, độc đáo, thực tế.
2 - Yêu cầu về kiến thức:
Chỉ ra được tác giả, tác phẩm, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Trên cơ sở hiểu biết về Xuân Quỳnh, và bài thơ Sóng để phân tích làm rõ vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc.
3 – Hướng dẫn làm bài:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, thời đại.
- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của thể hệ thơ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ.
- Cuộc đời nhiều đa đoan, thiếu tình thương của cha, mẹ. Từng trải, từng đổ vỡ trong tình yêu → luôn khao khát hạnh phúc.
- Thơ Xuân Quỳnh thường thể hiện một tình yêu chân thành, thiết tha, mãnh liệt, những đâu đó vẫn có nhiều trăn trở, nhiều dự cảm của người con gái khi yêu.
- Sóng ra đời 1967, tại biển Diêm Điền (Thái Bình).
- In trong tập thơ Hoa dọc chiến hào 1968.
2. Thân bài: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu:
* Hình tượng sóng và em: sóng là ẩn dụ cho em – nhân vật trữ tình của bìa thơ. Em và sóng có lúc hòa quyện vào nhau nhưng cũng có lúc em tách khỏi sóng, soi vào sóng để nhận ra bản ngã của mình.
Khổ 1:
- Những tính từ mang sắc thái đối lập: "Dữ dội" – "dịu êm"; "ồn ào" – "lặng lẽ" diễn tả những trạng thái của con sóng ngoài khơi. Đó cũng là những phức cảm bên trong tâm hồn người phụ nữ: khi mạnh mẽ, sôi nổi khi lại nhẹ nhàng sâu lắng.
- Nhịp thơ 2/3, “và” mối quan hệ hàm chứa, trong "dữ dội" có "dịu êm", trong "ồn ào" có "lặng lẽ" → người phụ nữ cũng thất thường như sóng, khó hiểu như sóng → trái tim nhạy cảm.
- Sóng được đặt giữa hai không gian là sông và bể. Nếu như “sông không hiểu nổi mình” và ở với sông, sóng không thật sự là sóng, thì “sóng tìm ra tận bể”. Nếu giới hạn chật hẹp hai bên dòng sông làm bức bối những con sóng thì sóng sẽ từ bỏ nó để tìm đến biển – một không gian mênh mông, phóng khoáng hơn.
- Người phụ nữ cũng thế: nếu tình yêu chỉ là những giới hạn, là sợi dây ràng buộc, là những điều khoản, hợp đồng, là những cấm đoán, toan tính, vụ lợi thì người phụ nữ cũng sẽ sẵn sàng vứt bỏ để tìm đến với một tình yêu cao cả hơn, tự do hơn → chủ động, mạnh mẽ, hiện đại.
Khổ 2:
- "Con sóng" được đặt giữ thời gian "ngày xưa", "ngày sau" → từ chỉ thời gian vừa nối tiếp, vừa đối lập. Cụm từ khẳng định “vẫn thế” khẳng định bản chất muôn đời của sóng: luôn khao khát vỗ vào bờ.
- Em cũng như sóng, những khát vọng về tinh yêu luôn bồi hồi trong trái tim em. Mượn quy luật vĩnh hằng, bất biến của tự nhiên để nói lên quy luật muôn đời của trái tim yêu: lúc nào cũng khát khao mãnh liệt một tình yêu. (“Làm sao sống được mà không yêu” – Xuân Diệu).
- Nhịp đập của sóng cũng là nhịp đạp của trái tim em "bồi hồi”.
→ Khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ.
Khổ 3 và 4:
- Trước vũ trụ, đại dương bao la con người thường cảm thầy mình nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng và rồi đôi lúc người ta lại quên đi cái bản ngã của mình để nhận thức lớn hơn, sâu sắc hơn “em nghĩ về anh - em/ em nghĩ về biển lớn”.
- Cũng như bao nhiêu người đang yêu khác, khi yêu Xuân Quỳnh cũng tìm cách lý giải tình yêu. Nhà thơ đặt ra nhiều câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên?/ Gió bắt đầu từ đâu"/ Khi nào ta yêu nhau?”. Câu hỏi đầu tiên Xuân Quỳnh dễ dàng tìm ra lời giải đáp: “Sóng bắt đầu từ gió”. Nhưng ở hai câu hỏi tiếp theo thì Xuân Quỳnh trở nên bất lực “Em cũng không biết nữa”.
- Những câu hỏi dồn dập, nghệ thật đảo trật tự câu ở hai câu cuối mang lại nhiều điều thú vị: câu trả lời "Em cũng không biết nữa" nằm ở giữa hai câu hỏi về nguồn gốc của gió và tình yêu như một lời thú nhận sự bất lực. Đó là cái lắc đầu ngao ngán, bối rối nhưng cũng là điều hạnh phúc rất phụ nữ và rất Xuân Quỳnh.
- Cả gió và tình yêu đều bí ẩn và kỳ lạ, đều không đi theo một quy luật nào cả. Nếu có thì đó là quy luật của trời đất, nếu có thì có là quy luật riêng của con tim. Cái lắc đầu ấy thể hiện vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên đầy nữ tính của Xuân Quỳnh.
* Đánh giá:
- Bốn khổ thơ là bốn trạng thái cảm xúc sóng và cũng là của em. Lúc sôi nỗi mãnh liệt, lúc nhẹ nhàng, thiết tha, sâu lắng. Nhưng dữ dội, ồn ào cũng là sóng mà lặng lẽ, dịu êm cũng là sóng. Cũng như em, lúc nào cũng yêu tha thiết, chân thành, mãnh liệt luôn muốn dâng hiến tất cả cho tình yêu.
→ Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.
3. Kết bài:
Kết luận:
- Nhịp thơ linh hoạt, biến đổi bất ngờ theo cảm xúc như nhịp đập của sóng, của con tim.
- Ngôn ngữ tự nhiên, chân thành nhưng thắm thiết.
- Hình ảnh ẩn dụ, so sánh, đối lập,…tạo nên sự liên tưởng thú vị.
- Bốn khổ thơ thể hiện một tình yêu tha thiết, mãnh liệt, nồng nàn của một trái tim yêu chân thành, hồn hậu, giàu nữ tính.
|