Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 1 - Vật lí 8Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 1 - Vật lí 8 Quảng cáo
Đề bài A. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo dường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa : A. Cũng rơi theo đường thẳng đứng. B. Rơi theo đường chéo về phía trước. C. Rơi theo đuờng chéo về phía sau. D. Rơi theo đường cong. Câu 2. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật nào sau đây không phải là vật mốc? A. Trái Đất B. Quả núi. C. Mặt Trăng D. Bờ sông Câu 3. Nếu vận tốc di chuyển của một con rùa là 0,055m/s thì trong 1 giờ con rùa đó di chuyển được bao nhiêu km? A. 1,98km B. 0,0198km C. 0,198km D. 0,002km Câu 4. Hai anh em Tú và Hùng cùng đi học từ nhà đến trường. Tú đi trước với vận tốc 12 km/h. Hùng xuất phát sau Tú 10phút với vận tốc 18km/h và tới trường cùng lúc với Tú. Quãng đường từ nhà Tú và Hùng đến trường là: A. 3km. B. 6km C. 8km D. 10km Câu 5. Tốc độ nào sau đây không phải là tốc độ trung bình? A. Tốc độ cửa ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng. B. Tốc độ của đoàn tàu từ lúc khởi hành tới khi ra khỏi sân ga. C. Tốc độ do tốc kế của ô tô đua chỉ khi ô tô vừa chạm đích. D. Tốc độ của viên đá từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất. Câu 6. Câu nào dưới đây viết về hai lực tác dụng lên hai vật A và B vẽ ở hình dưới đây là đúng? A. Hai lực này là hai lực cân bằng. B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau. C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. Câu 7. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị ngã nhào về phía trước? A. Vì xe đột ngột tăng vận tốc B. Vì xe đột ngột rẽ sang phải C. Vì xe đột ngột giảm vận tốc D. Vì xe đột ngột rẽ sang trái Câu 8. Một chiếc xe đang chạy với vận tốc v\(_0\) thì tài xế đạp phanh để xe chạy chậm dần. Lực làm cho vận tốc của xe giảm là: A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát lăn. C. Lực ma sát nghỉ. D. Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn. Câu 9. Thạch sùng có thể di chuyển dễ dàng trên tường nhà là nhờ có : A. Quán tính. B. Ma sát. C. Trọng lực. D. Lực đẩy Ác-si-mét. Câu 10. Khi treo một vật có khối lượng 500g vào đầu dưới của một sợi dây không co dãn, đầu trên của sợi dây treo vào một điểm cố định thì dây đút và quả cầu rơi xuống đất. Đó là do lực căng lớn nhất mà dây chịu được A .lớn hơn 5000N. B. lớn hơn 5N. C. nhỏ hơn 5N. D. nhỏ hơn 500N. B. TỰ LUẬN Câu 11. Đồ thị nào sau đây mô tả: A. Chuyển động đều. B. Chuyển động có vận tốc tăng dần. C. Chuyển động có vận tốc giảm dần. Câu 12. Một người đi trên quãng đường đầu dài 2km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,5km người đó đi hết 0,4 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường theo đơn vị m/s. Câu 13. Em hãy cho một ví dụ ứng dụng quán tính có lợi trong cuộc sống và một ví dụ quán tính có hại. Lời giải chi tiết
Câu 1: Chọn C Câu 2: Chọn C Câu 3: Trong 1 giờ = 3600 giây con rùa đó di chuyển được: \(s = v.t = 0,055.3600 = 198m = 0,198km\) Chọn C Câu 4: Gọi t là thời gian Tú đi hết quãng đường từ nhà đến trường. Suy ra: \(s = {v_1}.t = 12.t\) (1) Hùng đi sau Tú 10 phút = 1/6 giờ và hai người đến trường cùng lúc, suy ra thời gian Hùng đi hết quãng đường từ nhà đến trường là (t - 1/6) \( \Rightarrow s = 18.\left( {t - \frac{1}{6}} \right)\) (2) Từ (1) và (2) ta có: \(12t = 18\left( {t - \frac{1}{6}} \right) \Leftrightarrow t = 0,5h\) Vậy quãng đường \(s = 12.0,5 = 6km\) Chọn B Câu 5: Tốc độ do tốc kế của ô tô đua chỉ khi ô tô vừa chạm đích không phải là tốc độ trung bình, đây là tốc độ tức thời. Chọn C Câu 6: Chọn B Câu 7: Chọn C Câu 8: Chọn D Câu 9: Chọn B Câu 10: Sợi dây treo bị đứt và quả cầu rơi xuống đất. Đó là do lực căng lớn nhất mà dây chịu được nhỏ hơn trọng lượng của vật là P = 10m = 0,5.10 = 5N Chọn C Câu 11. a. Chuyển động đều: đồ thị 2 b. Chuyển động có vận tốc tăng dần: đồ thị 1 c. Chuyển động có vận tốc giảm dần: đồ thị 3. Câu 12. - Quãng đường đầu: \(S_1 = 2km = 2000m\); Quãng đường sau: \(S_2 = 1,5km = 1500m\); Thời gian đi hết quãng đường sau: \(t_2 = 0,4.3600 = 1440s.\) + Thời gian đi hết quãng đường đầu: \(t_1 = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}} =\dfrac{{2000}}{ 2} = 1000 \;(s)\), + Tổng thời gian đi là: \(t = t_1 + t_2 = 2440 \;s\) + Tổng quãng đường : \(S = S_1 + S_2 = 2000 + 1500 = 3500m.\) - Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: \(V_{tb} = {s \over t}= \dfrac{{3500} }{{2440}} =1,43\;(m/ s).\) Câu 13. Ví dụ ứng dụng quán tính : Để giũ bụi trên quần áo, ta thường giũ mạnh quần áo, do quán tính hạt bụi sẽ tiếp tục chuvển động và bị trượt trên quần áo nên bị tách khỏi quần áo. Tác dụng có hại của quán tính: Khi xe chạy nhanh, nếu xe thắng gấp bánh trước, phần đầu xe dừng lại nhưng thân xe có xu hướng giữ vận tốc cũ. Kết quả là xe dễ bị lật nhào ra phía trước, tài xế và hành khách trên xe sẽ bị va đầu vào phía trước rất nguy hiểm. Vì vậy khi ngồi trên ôtô (hoặc trên máy bay khi cất cánh hoặc hạ cánh) cần phải thắt dây an toàn. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|