Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 12 - Chương 1 - Vật lí 8

Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 12 - Chương 1 - Vật lí 8

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1.. Để nhận biết một ôtô chuyển động trên đường, có thể làm thế nào? Tìm ví dụ để chứng tỏ trạng thái chuyển động và đứng yên của xe là tương đối.

Câu 2. Thế nào là hai lực cân bằng? Hộp phấn đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang. Các lực tác dụng vào hộp phấn cân bằng nhau là các lực nào?

Câu 3. Cứ trong một phút, tàu hỏa chuyển động đều và đi được 180m Tính:

a. Vận tốc cùa tàu ra m/s và km/h.

b. Thời gian để tàu đi được 2,7km.

c. Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s.

Câu 4. Để đưa một vật lên độ cao 15m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu là 15 kJ. Khối lượng của vật nặng là bao nhiêu?

Câu 5. Một hòn đá có khối lượng 4,8kg, biết trọng lượng riêng của nước là 1.104 N/m3, của đá bằng 2,4.10N/m3. Tính lực đẩy của nước tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước?

Lời giải chi tiết

Câu 1.

+ Để nhận biết một ôtô chuyển động trên đường, có thể làm như sau: Chọn một vật cố định trên mặt đường làm mốc rồi kiểm tra xem vị trí của xe ô tô có thay đổi so với vật mốc đó hay không.

+ Ví dụ để chứng tỏ trạng thái chuyển động và đứng yên của xe là tương đối là: So với cột điện ven đường thì xe chuyển động nhưng so với một hành khách trong xe thì xe đứng yên.

Câu 2.

+ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

+ Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

Câu 3.

a) Tính vân tốc ra m/s và km/h:

\(v  = \dfrac{{180}}{{60}}  = 3m/s = 10,8 km/h\)

b) Thời gian đê tàu đi được 2,7 km:

\(t = \dfrac{{2700} }{ 3} = 900s = 15 \) phút

c) Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s:

\(s = v.t = 3.10 = 30m\)

Câu 4.

Lưc kéo cần thiết là:

\(F =\dfrac{A }{ S} = \dfrac{{15000}}{ {15}}  = 1000\,N\)

Khối lượng vật:

\(m = \dfrac{P }{ {10}} = \dfrac{F }{ {10}} = 100\) kg \( = 1\) tạ

Câu 5.

Trọng lượng P của hòn đá bằng:

\(P = 10.m = 10.4,8 = 48 (N)\)

 Thể tích hòn đá bằng: \(P = d.V\)

\(\Rightarrow V = \dfrac{P }{ d} = \dfrac{{48} }{ {2,{{4.10}^4}}} = 2.10^{ - 3}  (m^3)\) 

Lực đẩy \(F_A\)  tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước bằng:

\(F_A= d_n  V = 1.10^4 .2.10^{ - 3}  =20 \;(N)\)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close