Bài 7.1;7.2;7.3;7.4;7.5;7.6;7.7;7.8 trang 16 SBT Hóa học 12

Bài 7.1;7.2;7.3;7.4;7.5;7.6;7.7;7.8 trang 16 sách bài tập Hóa học 12 - Fructozơ thuộc loại

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 7.1.

Fructozơ thuộc loại

A. polisaccarit.                         B. Đisaccarit

C. monosaccarit.                      D. polime

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài glucozơ tại đây

Lời giải chi tiết:

Cacbonhiđrat được chia làm 3 nhóm chủ yếu: monosaccarit (glucozơ, frutcozơ); dissaccarit (saccarozơ, mantozơ) và polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ)

=> Chọn C

Câu 7.2.

Xenlulozơ không thuộc loại

A. cacbohiđrat.                          

B. gluxit.

C. polisaccarit.                         

D. đisaccarit.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ tại đây 

Lời giải chi tiết:

Cấu trúc phân tử xenlulozơ: Thuộc loại polisccarit, gồm nhiều mắt xích β – glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài không phân nhánh, có phân tử khối rất lớn; mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH.

=> Chọn D

Câu 7.3.

Mantozơ và tinh bột đều không thuộc loại

A. monosaccarit.                       

B. đisaccarit.

C. polisaccarit.                          

D. cacbohiđrat

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài glucozơ tại đây

Dựa vào lí thuyết bài saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ  tại đây

Lời giải chi tiết:

Cacbonhiđrat được chia làm 3 nhóm chủ yếu: monosaccarit (glucozơ, frutcozơ); đissaccarit (saccarozơ, mantozơ) và polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ).Cấu trúc phân tử tinh bột: Thuộc loại polisaccarit, gồm nhiều mắt xích – glucozơ liên kết với nhau

=> Chọn A

Câu 7.4.

Saccarozơ,tinh bột và xenlulozơ đều có thể tham gia phản ứng

A. tráng bạc.                      B. với Cu(OH)2.

C. thuỷ phân.                     D. đổi màu iốt

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài luyện tập: cấu tạo và tính chất của cacbohidrat tại đây

Lời giải chi tiết:

Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.

=> Chọn C

Câu 7.5.

Phản ứng glucozơ lên men tạo ra ancol etylic

\({C_6}{H_{12}}{O_6}\)  \(\to\)  \(2{C_2}{H_5}OH\) +  \(2C{O_2}\) 

Trong các nhận xét dưới đây về phản ứng, nhận xét nào đúng?

A. Đây khôn phải là phản ứng oxi hóa - khử.

B. Đây là phản ứng oxi hóa - khử trong đó cacbon bị oxi hóa.

C. Đây là phản ứng oxi hóa - khử trong đó cacbon bị khử.

D. Đây là phản ứng oxi hóa - khử trong đó một số nguyên tử cacbon bị oxi hóa, một số nguyen tử cacbon bị khử

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài oxi hóa - khử tại đây

Lời giải chi tiết:

Số oxi hóa của cacbon 

\(HOC{H_2}{{\text{[}}CHOH]_4}CHO\) ,  

       -1       0              +1

\(C{H_3}C{H_2}OH\) ,  \(2C{O_2}\) 

+3     -1                  +4

=> Chọn D

Câu 7.6.

Trong các phản ứng oxi hóa - khử dưới đây, ở phản ứng nào, glucozơ thể hiện tính oxi hóa?

A. Glucozơ tác dụng với dung dịch \(AgN{O_3}\)  trong amoniac tạo ra amoni gluconat

B. Glucozơ tác dụng với \(Cu(OH)_2\) trong môi trường kiềm tạo ra natri gluconat.

C. Glucozơ tác dụng với hiđro đun nóng có Ni làm xúc  tác tạo ra sobitol.

D. Glucozơ tác dụng với dung dịch broom tại ra axit gluconic

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài phản ứng oxi hóa- khử tại đây

Lời giải chi tiết:

Trong phản ứng glucozơ tác dụng với hiđro ta thấy hiđro nhường e thể hiện tính khử => glucozơ thể hiện tính oxi hóa

=> Chọn C

Câu 7.7.

Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thự hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 75 g kết tủa. Giá trị của m là

A. 75.                                        B. 65.

c. 8.                                           D. 55.

Phương pháp giải:

- Viết phương trình hóa học, tính số mol kết tủa.

- Áp dụng công thức hiệu suất, tính toán theo phương trình hóa học.

Lời giải chi tiết:

\({n_{CaC{O_3}}}\) \( = \dfrac{{75}}{{100}} = 0,75\)

\({\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)_n}\)   +  \(n{H_2}O\)  \(\xrightarrow{{{H^ + },{t^0}}}\)  \(n{C_6}{H_{12}}{O_6}\)

\({C_6}{H_{12}}{O_6}\)  \(\xrightarrow{{{t^0},enzim}}\)  \(2{C_2}{H_5}OH\) +  \(2C{O_2}\)

\(Ca{(OH)_2}\)   + \(C{O_2}\)  \( \to \)  \(CaC{O_3}\) +   \({H_2}O\)

                     0,75 mol    \(  \leftarrow \) 0,75 mol

\({n_{tb}}\)  \( = \dfrac{{{n_{glucozo}}}}{n} = \dfrac{{{n_{c{o_2}}}}}{{2n}} = \dfrac{{0,75}}{{2n}}\)

\({H_{pu}} = \dfrac{{{n_{LT}}}}{{{n_{TT}}}} = \dfrac{{\dfrac{{0,75}}{n}}}{{{n_{TT}}}} = 0,81\)

=>\({n_{TT}} = \dfrac{{25}}{{54n}}\)

\({m_{TT}}\) =  \( 162n\times\dfrac{{25}}{{54n}}\)\(=75 gam\)

=> Chọn A

Câu 7.8.

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc, đun nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat cần dùng dung dịch chứa m kilogam axit nitric (hiệu suất phản ứng 90%). Giá trị của m là

A. 30.                                        B. 21.

C. 42.                                        D. 10.

Phương pháp giải:

- Viết phương trình hóa học tính số mol xenlulozơ trinitrat=> số mol axit nitric

- Áp dụng công thức tính hiệu suất.

Lời giải chi tiết:

\({n_{xenlulozơ trinitrat}} = \dfrac{{29,7}}{{297}}= 0,1 mol\)

\[{{\text{[}}{C_6}{H_7}{O_2}{(OH)_3}{\text{]}}_n} + 3nHN{O_3}\xrightarrow{{{H_2}S{O_4},{t^0}}}{{\text{[}}{C_6}{H_5}{O_2}(N{O_3}){\text{]}}_n} + 3n{H_2}O\]

\({n_{HN{O_3}}} = 3 \times {n_{xenlulozo{\text{ }}trinitrat}} = 0,3mol\)

\({H_{pu}} = \dfrac{{{n_{LT}}}}{{{n_{TT}}}} = \dfrac{{0,3}}{{{n_{TT}}}} = 0,9\)

\({n_{TT}} = \dfrac{{1}}{{3n}}\)

=> \({m_{HNO_3}}\)\(= 21 g\)

=> Chọn B

Loigiaihay.com

  • Bài 7.9 trang 17 SBT Hóa học 12

    Bài 7.9 trang 17 sách bài tập Hóa học 12 - Hợp chất X có công thức phân tử C6H14O6. Chất X có thể được điều chế từ glucozơ.

  • Bài 7.10 trang 17 SBT Hóa học 12

    Bài 7.10 trang 17 sách bài tập Hóa học 12 - Cho xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic, người ta thu được axit axetic và 82,2 g hỗn hợp rắn gồm xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat. Để trung hoà 1/10 lượng axit tạo ra cần dùng 80 ml dung dịch NaOH 1 M.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close