Bài 5.1; 5.2; 5.3; 5.4 trang 11 SBT Hóa học 12

Bài 5.1; 5.2; 5.3; 5.4 trang 11 SBT Hóa học 12 - Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng ?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 5.1.

 Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng ?

A. Tất cả các chất có công thức Cn(H2O)m đều là cacbohiđrat.

B. Tất cả các cacbohiđrat đều có công thức chung Cn(H2O)m.

C. Đa số các cacbohiđrat có công thức chung Cn(H2O)m

D. Phân tử các cacbohiđrat đều có ít nhất 6 nguyên tử cacbon

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài glucozơ tại đây

Lời giải chi tiết:

Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ phức tạp và thường có công thức chung là Cn(H2O)m

=> Chọn đáp án C

Câu 5.2.

 Glucozơ không thuộc loại

A. hợp chất tạp chức.                

B. cacbohiđrat.

C. monosaccarit.                       

D. đisaccarit.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài glucozơ tại đây

Lời giải chi tiết:

Cacbonhiđrat được chia làm 3 nhóm chủ yếu: monosaccarit (glucozơ, frutcozơ); dissaccarit (saccarozơ, mantozơ) và polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ).Glucozơ là hợp chất tạp chức, ở dạng mạch hở, phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức: HOCH– [CHOH]4 – CHO

=> Chọn đáp án D

Câu 5.3.

Chất có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) không giải phóng Ag là

A. axit axetic.                          

B. axit fomic.

C. glucozơ                                

D. fomanđehit

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài Anđehit xeton tại đây

Lời giải chi tiết:

Glucozơ, axit fomic, fomanđehit tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NHdo trong phân tử có nhóm chức anđehit (-CHO).

=> Chọn A

Câu 5.4.

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A. Cho glucozơ và fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) xảy ra phản ứng tráng bạc.

B. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với hiđro sinh ra sản phẩm có cùng một công thức cấu tạo.

C. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra cùng một loại phức đồng.

D. Glucozơ và fructozơ có công thức phân tử giống nhau.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat tại đây

Lời giải chi tiết:

Do glucozơ và fructozơ có công thức cấu tạo khác nhau nên tạo ra phức khác nhau.

=> Chọn C

Loigiaihay.com

  • Bài 5.5;5.6;5.7;5.8;5.9 trang 12 SBT Hóa học 12

    Bài 5.5;5.6;5.7;5.8;5.9 trang 12 sách bài tập Hóa học 12 - Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

  • Bài 5.10 trang 13 SBT Hóa học 12

    Bài 5.10 trang 13 sách bài tập Hóa học 12 - Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

  • Bài 5.11 trang 13 SBT Hóa học 12

    Bài 5.11 trang 13 sách bài tập Hóa học 12 - Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ

  • Bài 5.12 trang 13 SBT Hóa học 12

    Bài 5.12 trang 13 sách bài tập Hóa học 12 - Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết bốn dung dịch : glixerol, anđehit axetic, axit axetic, glucozơ.

  • Bài 5.13 trang 13 SBT Hóa học 12

    Bài 5.13 trang 13 sách bài tập Hóa học 12 - Xuất phát từ glucozơ và các chất vô cơ, viết các phương trình hoá học để điều chế ra bốn muối khác nhau của kali, biết trong thành phần các muối đó đều có cacbon.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close