HOT! 2K7! THI THỬ MIỄN PHÍ TN THPT 2025 - ĐỢT 1

Từ 0h 23/01 - 23h59 24/01

Vào thi ngay
Xem chi tiết

Bài 13.1;13.2;13.3;13.4 trang 27 SBT Hóa học 12

Bài 13.1;13.2;13.3;13.4 trang 27 SBT Hóa học 12 - Cho các polime :(-CH2 - CH2-)n, (-CH2-CH = CH-CH2-)n và (-NH-[CH2]5-CO-)n . Công thức các monome tạo nên các polime trên (bằng cách trùng hợp hoặc trùng ngưng) lần lượt là

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 13.1.

Cho các polime :(-CH2 - CH2-)n, (-CH2-CH = CH-CH2-)­và (-NH-[CH2]5-CO-)n.Công thức các monome tạo nên các polime trên (bằng cách trùng hợp hoặc trùng ngưng) lần lượt là

A. CH2 = CH2 ; CH3 - CH = CH - CH3 ; H2N - CH2 -CH2- COOH.

B. CH2 = CHCl ; CH3 - CH = CH - CH3 ; H2N - CH(NH2) - COOH.

C. CH2 = CH2 ; CH2 = CH - CH = CH2 ; H2N - [CH2]5 - COOH.

D. CH2 = CH2 ; CH3 - CH = C = CH2 ; H2N - [CH2]5 - COOH.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài đại cương về polime tại đây

Lời giải chi tiết:

n CH2 = CH2 t0,p,xt (-CH2 - CH2-)n

n CH2 = CH - CH = CH2 t0,p,xt 

(-CH2-CH = CH-CH2-)­n

n H2N - [CH2]5 - COOH t0  n H2O

+ (-NH-[CH2]5-CO-)n

=> Chọn C

Câu 13.2.

Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. stiren.                               B. toluen

C. propen                              D. isopren.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài đại cương về polime tại đây

Lời giải chi tiết:

Điều kiện cần về cấu tạo của polime tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền. => C6H5CH3 không thõa mãn

=> Chọn B

Câu 13.3.

Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. glyxin.                             

B. axit terephtalic.

c. axit axetic.                        

D. etylen glicol.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài đại cương về polime tại đây

Lời giải chi tiết:

Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng là các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.

glyxin H2N[CH2]6NH2 

axit terephtalic  pHOOCC6H4COOH 

etylen glicol  HOCH2CH2OH 

axit axetic CH3COOH

=> Chọn C

Câu 14.4.

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?

A. Các polime không bay hơi.

B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.

C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài đại cương polime tại đây

Lời giải chi tiết:

Tính chất vật lí chung của polime: hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, có nhiệt độ nóng chảy không cố định cố định, khó hòa tan trong các dung môi thông thường, nhiều chất có tính cách điện, cách nhiệt, một số có tính dẻo, tính đàn hồi

=> Chọn D

Loigiaihay.com

  • Bài 13.5;13.6;13.7;13.8;13.9 trang 28 SBT Hóa học 12

    Bài 13.5;13.6;13.7;13.8;13.9 trang 28 sách bài tập Hóa học 12 - Trong các chất dưới đây, chất nào khi được thuỷ phân hoàn toàn sẽ tạo ra alanin ?

  • Bài 13.10;13.11;13.12 trang 29 SBT hóa học 12

    Bài 13.10;13.11;13.12 trang 29 sách bài tập hóa học 12 - Một loại polime có phân tử khối trung bình là 250000 và hệ số trùng hợp là 4000. Tên của polime này là:

  • Bài 13.13 trang 29 SBT Hóa học 12

    Bài 13.13 trang 29 sách bài tập Hóa học 12 - Chất X có công thức phân tử C8H10O. X có thể tham gia vào quá trình chuyển hoá sau

  • Bài 13.14 trang 29 SBT Hóa học 12

    Bài 13.14 trang 29 sách bài tập Hóa học 12 - Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo ra polime từ các monome sau đây. Ghi tên polime thu được.

  • Bài 13.15 trang 30 SBT Hóa học 12

    Bài 13.15 trang 30 sách bài tập Hóa học 12 - Từ nguyên liệu là axetilen và các chất vô cơ, người ta có thể điều chế poli(vinyl axetat) và poli(vinyl ancol). Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế đó.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

close