Người roi, voi búa

Câu tục ngữ là quan niệm dạy dỗ ngày xưa: quản voi thì phải dùng búa, dạy người thì phải dùng roi vọt chứ không chỉ dùng bằng lời nói. So với ngày nay, cách dạy dỗ này vẫn có phần đúng, song có phần tiêu cực, bậc làm cha làm mẹ cần phải kết hợp giữa biện pháp giáo dục hiện đại và truyền thống để dùng roi vọt vừa hạn chế lại vừa hiệu quả.

Giải thích thêm
  • Roi: vật hình que dài, dẻo, dùng để đánh
  • Búa: dụng cụ để đập, đóng, nện, gồm một khối nặng thường bằng sắt, tra thẳng góc vào cán

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Non chẳng uốn, già nổ đốt

    Câu tục ngữ có nghĩa là cây muốn uốn thì cần uốn từ khi còn non, để đến khi cây lớn, cây già mới uốn thì nếu bẻ cong quá mạnh tay sẽ bị nổ và gãy cả cây. Qua hình ảnh của cây, ông cha ta muốn nhắc nhở rằng dạy con cái phải dạy từ khi nhỏ tuổi, đợi đến khi lớn mà hư đốn mới dạy thì không thể cứu vãn nổi.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân

    Câu tục ngữ có nghĩa là trên trời còn có trời cao hơn, trên người còn có người giỏi hơn. Câu này khuyên răn con người sống ở đời phải biết khiêm tốn đừng cố thể hiện bản thân, vì người giỏi còn có người giỏi hơn, người hung hăng thì còn có người hung hăng hơn để trị nên chẳng ai có thể khẳng định vỗ ngực xưng tên nhận mình là nhất

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn

    Câu tục ngữ có nghĩa là: trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Văn có bài, vũ có trận

    Câu tục ngữ có ý nghĩa là viết văn thì phải có bài hoàn chỉnh, đánh võ thì phải có trận. Từ đó, khuyên răn con người làm gì cũng phải có kế hoạch rõ ràng từ đầu đến cuối, không nên làm mà bỏ dở

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Văn hay chẳng lọ dài dòng

    Câu tục ngữ có nghĩa là bài văn hay thì càng dài người ta càng thích nghe. Trái lại, văn không hay thì không nên bắt chước viết dài, vì khi đã viết sai thì rất dễ viết rườm rà, vô ích.

Quảng cáo
close