Tiên học lễ, hậu học văn


Câu tục ngữ có nghĩa là: trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết.

Giải thích thêm
  • Tiên: trước hết
  • Lễ: lễ nghĩa, lễ phép
  • Hậu: sau
  • Văn: văn hóa, kiến thức

Xem thêm:

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Văn có bài, vũ có trận

    Câu tục ngữ có ý nghĩa là viết văn thì phải có bài hoàn chỉnh, đánh võ thì phải có trận. Từ đó, khuyên răn con người làm gì cũng phải có kế hoạch rõ ràng từ đầu đến cuối, không nên làm mà bỏ dở

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Văn hay chẳng lọ dài dòng

    Câu tục ngữ có nghĩa là bài văn hay thì càng dài người ta càng thích nghe. Trái lại, văn không hay thì không nên bắt chước viết dài, vì khi đã viết sai thì rất dễ viết rườm rà, vô ích.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Yêu cho vọt, ghét cho chơi

    Câu tục ngữ thể hiện quan niệm dạy dỗ con của nhân dân ta từ xưa. Thương con nên dùng roi vọt để răn dạy điều hay lẽ phải. Còn trái lại, nếu không thương thì sẽ cho “chơi”, nói những lời ngon ngọt, dễ nghe. Từ đó, câu này khuyên con người phải biết đề phòng với những lời nói ngọt ngào vì sự thật đằng sau lời nói dễ nghe đó chưa chắc đã tốt, còn người nói khó nghe cũng chưa hẳn xấu.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi

    Câu tục ngữ này muốn khuyên chúng ta những lời mật ngọt chưa chắc đã là tốt, còn người luôn tỏ ra hộc hằn với bạn chưa hẳn đã là xấu.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

    Câu tục ngữ đã đưa ra cho chúng ta bài học về ý chí, nghị lực. Để đạt được thành công, chúng ta sẽ gặp nhiều thử thách, khó khăn; chỉ khi chúng ta kiên trì, quyết tâm, dám vượt qua chông gai thì mới gặt được trái ngọt.

Quảng cáo
close