Mồng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào


Câu tục ngữ thể hiện quy luật thời tiết trong tháng 7 âm lịch. Mưa ngâu kéo dài nhiều ngày, thành nhiều đợt, thường có vào miền Bắc. Câu tục ngữ nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch.Câu tục ngữ thể hiện quy luật thời tiết trong tháng 7 âm lịch. Mưa ngâu kéo dài nhiều ngày, thành nhiều đợt, thường có vào miền Bắc. Câu tục ngữ nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch.

Giải thích thêm
  • Mồng: dùng để gọi cho các ngày đầu tháng
  • Ngâu: mưa ngâu – cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 âm lịch ở Việt Nam hàng năm

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Một ngôi sao, một ao nước

    Theo quan niệm dân gian, đêm hôm trước bầu trời đầy sao là dấu hiệu ngày mai trời sẽ nắng và ngược lại, ít sao thì sẽ mưa. Bầu trời đêm chỉ có một ngôi sao tức là bầu trời bị mây đen che lấp hết nên không có hay có ít sao, dự báo ngày mai mưa to, ao chuôm đầy nước.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm dự đoán thời tiết, trên trời mây có màu vàng như mỡ gà là sắp có gió lớn, mây có màu phớt hồng như mỡ chó thì sắp có mưa to.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Mưa tháng Ba hoa đất

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết của nhân dân ta về mùa màng, khí hậu trong lao động, sản xuất.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Mưa tháng Sáu máu rồng

    Tháng sáu là tháng nóng đỉnh điểm giữa mùa hè, nắng hạn, người làm nông rất mong mưa. Vì thế mưa tháng này được ví như “máu rồng” bởi rất quý cho mùa màng tránh được cảnh thất thu. Đồng thời, câu tục ngữ còn có ý chỉ những cơn mưa tháng sáu thường to, lớn, lượng nước trút xuống dồi dào như móng rồng.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Mưa tháng Tư hư đất

    Tháng tư là tháng gần thu hoạch mùa màng: lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch. Chính vì vậy, tháng tư mà mưa nhiều sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà nông.

Quảng cáo
close