Con dại cái mang


Câu tục ngữ "Con dại cái mang" được hiểu là con cái ngu dại thiếu hiểu biết, trong ứng xử hành động sai trái của mình lỗi lớn nhất là do người mẹ nuông chiều và giáo dục con không tốt. Hay cũng có thể hiểu là con cái làm điều sai trái phiền lòng đến bố mẹ, thì bố mẹ phải gánh những hậu quả xấu mà con cái đã gây ra.

Giải thích thêm
  • Dại: chỉ người có hành động không đúng đắn, sai trái
  • Cái: chỉ mẹ, cha
  • Mang: giữ cho lúc nào cũng đi theo với mình

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con giàu một bó, con khó một nén

    Câu tục ngữ ý chỉ: con cái đối xử tốt thương yêu bố mẹ là ở tấm lòng, chứ vật chất thì tuỳ vào khả năng: Tuỳ hoàn cảnh, ngày giỗ chạp con giàu một bó, con khó một nén anh em chẳng nên tính toán thiệt hơn.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con giữ cha, gà giữ ổ

    Câu tục ngữ ý nói con cái luôn gắn bó, quấn quýt cha mẹ, không muốn cha có quan hệ chia sẻ tình cảm với người khác. Đồng thời nhắc nhở con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ, luôn nhớ đến công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc

    Trong gia đình, nếu con cái giỏi giang và thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp thì đó là điều vô cùng may mắn và hạnh phúc.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà

    Câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế đó là từ chính sự yêu thương con cái một cách thái quá của người bà, người mẹ; họ đã yêu thương, nuông chiều quá mức để những đứa con ấy trở nên hư hỏng, bướng bỉnh. Câu này nói lên nhược điểm của bà, mẹ trong quá trình dạy con nhưng không có nghĩa là phủ nhận vai trò nuôi dạy con của người phụ nữ, không hề có ý nói rằng phụ nữ thì không biết dạy con.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con không cha thì con trễ, cây không rễ thì cây hư

    Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của người cha, cha với con như cây với cành, là cội nguồn, là chỗ dựa cho con. Vì vậy, thiếu vắng cha, người con dường như cũng chậm trễ hơn so với các bạn cùng trang lứa có đầy đủ cả bố và mẹ.

Quảng cáo
close