Văn bản Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương); sau dời về làng Ngọc Ối, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay là Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).

Quảng cáo

Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp

I. Người anh hùng dân tộc

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương); sau dời về làng Ngọc Ối, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay là Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, dỗ Thái học sinh thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Dòng họ bên nội, bên ngoại của Nguyễn Trãi đều có truyền thống yêu nước và truyền thống văn hoá, văn học.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cùng với cha ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi dịnh di theo, phụng dưỡng cha để giữ tròn đạo hiếu, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước. Ông bị giặc Minh giam lỏng ở thành Đông Quan, sau tìm đến Lam Sơn, tham gia cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo. Nguyễn Trãi đã dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra dường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa. Ông giúp Lê Lợi soạn thảo chiếu lệnh, văn thư, đấu tranh ngoại giao với quân Minh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Cuối năm 1427 – dầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô.

Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn trong triều đình, do bọn quyền thần, gian thần lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Nhưng khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng, ông lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước. Giữa lúc Nguyễn Trãi dang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (tên chữ Nôm là Trại Vài hoặc Vườn Vải) ở huyện Gia Định (nay thuộc Gia Bình, Bắc Ninh). Ông bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và chịu án “tru di tam tộc”3. Lê Thánh Tông khi lên ngôi, đã minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã tổ chức Kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi.

II. Nhà văn hoá, nhà văn kiệt xuất

Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hoá khai sáng, một nhà văn, nhà thơ mà những đóng góp của ông đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của văn hoá, văn học Việt Nam. Ngoài những đóng góp quan trọng trong các hoạt động thực tiễn, ông còn để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,... với nhiều tác phẩm có giá trị như: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Phủ núi Chi Linh (Chi Linh sơn phủ), Lam Sơn thực lục (Bộ sử biên niên về thời kì ở Lam Sơn), Văn bia Vĩnh Lăng, Chuyện cũ về cụ Băng Hồ, Dư địa chỉ (Ghi chép về địa lí), Ức Trai thi tập (Tập thơ của Ức Trai),....

Các tác phẩm này đều được viết bằng chữ Hán. Nguyễn Trãi còn có tập thơ Quốc âm thi tập viết bằng chữ Nôm, đánh dấu sự hình thành, phát triển của thơ ca tiếng Việt. Phần lớn các bài trong tập thơ dược Nguyễn Trãi viết trong thời kì về sống ẩn dật ở Côn Sơn. Nguyễn Trãi có công rất lớn trong việc giúp Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị và quân sự đúng đắn ngay từ khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Đó là đường lối đấu tranh dựa trên tư tưởng nhân nghĩa vì người dân, vì đất nước. Năm 1426, khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh sắp sửa kết thúc, ông đã giúp Lê Lợi cho mở kì thi, lựa chọn nhân tài để phục vụ cho công cuộc kiến thiết đất nước lâu dài. Nguyễn Trãi chủ trương xây dựng thể chế chính trị thân dân vững mạnh, kết hợp truyền thống dân chủ, đoàn kết của dân tộc và những mặt tích cực của Nho giáo với khát vọng “khiến cho trong thôn cùng, xóm vắng không còn một tiếng hờn giận, oán sầu”. Nguyễn Trãi có những kế hoạch mới mẻ về việc xây dựng hình luật, âm nhạc, khoa cử, tiến hành các quy chế về lễ nghi, nội trị, biên soạn sách vở,... Mặc dù tâm huyết xây dựng một thể chế và một nền văn hoá như ông mong muốn, dương thời chưa thực hiện được trọn vẹn, nhưng đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước.

Những đóng góp về văn học của Nguyễn Trãi là hết sức to lớn, có giá trị mở đầu cho nhiều truyền thống quý báu của văn học dân tộc. Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân, cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước. “Yêu nước, thương dân” và “nhân nghĩa vì dân”, khát vọng xây dựng một quốc gia dộc lập, hưng thịnh, thái bình, người dân được sống ấm no, hạnh phúc là những nội dung lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi. Ông luôn đau đáu một tấm lòng vì nước: “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông” (Thuật hứng, bài 5 – Quốc âm thi tập), chiến dấu quên mình dễ giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ giặc Minh, đề cao nhân nghĩa cứu nước, cứu dân:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Đại cáo bình Ngô)

Ông không chỉ đề cao vai trò của người dân, coi “dân là gốc của nước”, “Lật thuyền mới biết sức dân như nước” (Cửa biển, bản dịch) mà còn biết ơn dân: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” (Gương báu khuyên răn (Bảo kính cảnh giới), bài 19 – Quốc âm thi tập). Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự hài hoà giữa một vĩ nhân và một con người hết sức đời thường. Tìm hiểu thơ văn của ông, ta sẽ thấy một Nguyễn Trãi vô cùng gần gũi, bình dị. Đó là người con chí hiếu, luôn canh cánh nỗi niềm chưa báo đáp công ơn sinh thành: “Tình phụ cơm trời, áo cha” (Ngôn chí, bài 7 – Quốc âm thi tập). Đó là người bạn chí tình, qua bao thăng trầm, thành bại của cuộc đời, vẫn hẹn ước có buổi về lại nơi quê nhà, cùng bạn vác cuốc ra đồng trong một ngày xuân: “Nhị Khê năm khác hẹn / Nón chụp cuốc xuân nhà” (Tặng bạn (Tặng hữu nhân), bản dịch).

Nguyễn Trãi yêu thương, gắn bó với quê hương từ một ánh trăng trên bến Bình Than, con đường làng Chi Ngại, đến một dòng suối, một cây tùng nơi “núi nhà” Côn Sơn,... Ông yêu thiên nhiên, chan hoà cùng tạo vật: “Núi láng giềng, chim bầu bạn / Mây khách khứa, nguyệt anh tam” (Thuật hủng, bài 19 – Quốc âm thi tập). Nguyễn Trãi nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là giữ gìn môi trường sống tự nhiên: “Rừng tiếc chim về ngại phát cây” (Mạn thuật, bài 6 – Quốc âm thi tập),... Thiên nhiên trong thơ ông như bức tranh hoành tráng, gắn liền với địa danh lịch sử dân tộc:

Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,

Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.

Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,

Hào kiệt công danh đất ấy từng.

 (Cửa biển Bạch Đằng (Bạch Đằng hải khẩu), bản dịch)

Cũng có khi thiên nhiên lại được thể hiện như một bức hoạ thơ mộng, xinh xắn:

Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu....

(Gương bảu khuyên răn, bài 26)

Những sự vật bình dị, dân dã, dời thường như quả núc nác, lãnh mùng tơi, bè rau muống, con đòng đong.... cũng đều được Nguyễn Trãi đưa vào thơ một cách tự nhiên, tạo nên những rung động thẩm mĩ mới. Nguyễn Trãi yêu tình yêu của con người và cũng đau nỗi đau của con người. Thơ ông chứa dựng nhiều chiêm nghiệm về thói đen bạc của lòng người: “Bui một lòng người cực hiểm thay” (Mạn thuật, bài 4 – Quốc âm thi tập) khi chứng kiến những Thơ văn Nguyễn Trãi là sự kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam. Ông có công lớn trong việc hoàn thiện, phát triển, khởi đầu nhiều thể loại văn học. Ông là nhà văn chính luận xuất sắc, dưa thể văn nghị luận ở giai đoạn này đạt đến đỉnh cao hoàn thiện. Quân trung từ mệnh tập “có sức mạnh của mười vạn quân” (Phan Huy Chú). Sức mạnh ấy được tạo nên từ sự kết hợp tài tình giữa tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân với nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy. Ở áng “thiên cổ hùng văn” Đại cảo bình Ngô – “bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai” của dân tộc – tài năng văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật rực rỡ, đúng như Lê Quý Đôn từng ca ngợi: ông là người “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời”. Cùng với các tác phẩm chiếu, biểu,... khác, Nguyễn Trãi đã xây đắp nền móng văn hoá, tư tưởng cho dân tộc.

Ở thể phú, ngòi bút của Nguyễn Trãi cũng đã đạt được những thành công lớn, tiêu biểu là Phủ núi Chí Linh. Về thi ca, Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Với Ức Trai thi tập, ông đã đưa thơ chữ Hán Việt Nam đạt đến độ nhuần nhị, tạo ra một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng, lại vừa trữ tình, lãng mạn. Đặc biệt, với tập thơ chữ Nôm Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã khẳng định tiếng Việt là một ngôn ngữ văn học có khả năng phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm của con người cũng như đời sống xã hội. Ông đã đem lại cho thơ Nôm một hệ thống thẩm mĩ mới, đưa vào trong các bài thơ của mình tục ngữ, lời ăn tiếng nói dân dã và những hình ảnh đời thường. Trong số 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập, có tới 186 bài được viết theo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nhà thơ rất có ý thức trong việc sáng tạo một “lối thơ Việt Nam” (Đặng Thai Mai), thể hiện trong cả việc Việt hoá nhiều ngữ liệu Hán học, tạo ra các hình ảnh và ngôn ngữ nghệ thuật mới của người Việt.

Đến với thơ văn Nguyễn Trãi, chúng ta đến với một con người vừa lớn lao, cao cả, vừa rất dỗi thân thương, gần gũi, đúng như nhận định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt dời tận tuỵ cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tỉnh hoa của dân tộc.” Trên hai trụ cầu dân tộc và nhân bản, thơ văn Nguyễn Trãi nối xưa với nay, nối Việt Nam với nhân loại.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close