Văn bản Con đường mùa đôngXuyên qua những lớp sương mù gợn sóng Mặt trăng nhô ra, Nó buồn bã dội ánh sáng Lên những khoảng trống u buồn. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Con đường mùa đông Pu – skin Dịch nghĩa Xuyên qua những lớp sương mù gợn sóng Mặt trăng nhô ra, Nó buồn bã dội ánh sáng Lên những khoảng trống u buồn. Trên con đường mùa đông, buồn tẻ Xe tam mā lao nhanh, Lục lạc đơn điệu Mệt mỏi rung lên. Nghe có gì thân thuộc Trong những khúc ca ngân dài của người xà ích Lúc là trẩy hội tung bùng Lúc là nỗi buồn tâm tình... Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen... Rừng sâu và tuyết... Ngược chiều tôi Chỉ những cột sọc chỉ đường Đơn độc rơi vào tầm mắt. Buồn tẻ, sầu đau... Ngày mai, Nhi-na (Nhina), Ngày mai, về với em yêu thương Tôi sẽ được quên mình nơi lò sưởi, Được ngắm nhìn em không chán mắt. Kim đồng hồ vang tiếng Sẽ hoàn tất vòng quay đều đặn của mình, Và, xua đi xa lũ người phát ngấy, Nửa đêm không rẽ chia đôi ta. Sầu lắm, Nhi-na: con đường của tôi tẻ ngắt, Bác xà ích của tôi lặng yên thiu thiu ngủ, Lục lạc đơn điệu, Khuôn trăng mờ sương. Dịch thơ Xuyên những làn sương gợn sóng Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua, Buồn rải ánh vàng lai láng Lên cánh đồng buồn giăng xa. Trên đường mùa đông vắng vẻ Cỗ xe tam mã băng đi Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ Đều đều khắc khoải lòng quê. Bài ca của người xà ích Có gì phảng phất thân yêu: Như niềm vui mừng khôn xiết, Như nỗi buồn nặng đìu hiu. Không một mái lều, ánh lửa... Tuyết trắng và rừng bao la... Chỉ những cột dài cây số Bên đường sừng sững chào ta. Ôi buồn đau, ôi cô lẻ... Trở về với em ngày mai Nhi-na, bên lò lửa đỏ Ngắm em, ngắm mãi không thôi. Kim đồng hồ kêu tích tắc Xoay đủ những vòng nhịp nhàng, Và xua lũ người tẻ ngắt Để ta bên nhau trong đêm. Sầu lắm, Nhi-na: đường xa vắng, Ngủ quên bác xà ích lặng im Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm, Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng. 1826 (Thuý Toàn dịch, A-lếch-xan-đrơ Pu-skin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ, Trường ca, NXB Văn học – Trung tâm Văn hoá và ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 1999, tr. 64 –65) Quảng cáo
|