Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết

Trong những văn bản đọc của Bài 8 – Cấu trúc của văn bản thông tin, ngoài việc biểu đạt bằng ngôn ngữ, còn có các phương tiện biểu đạt nào khác? Nêu ví dụ và cho biết mỗi phương tiện đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của văn bản.

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Trong những văn bản đọc của Bài 8 – Cấu trúc của văn bản thông tin, ngoài việc biểu đạt bằng ngôn ngữ, còn có các phương tiện biểu đạt nào khác? Nêu ví dụ và cho biết mỗi phương tiện đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của văn bản. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ những văn bản đọc ở trên và chú ý vào những phương tiện biểu đạt phi ngôn ngữ. 

Lời giải chi tiết:

Trong những văn bản đọc của Bài 8 – Cấu trúc của văn bản thông tin, ngoài việc biểu đạt bằng ngôn ngữ, tác giả sử dụng một số phương thức biểu đạt khác như hình ảnh, sơ đồ tư duy, bảng biểu…

Sơ đồ tư duy: giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin về ý chính, ý phụ của văn bản, hiểu được văn bản theo một hệ thống chặt chẽ, mạch lạc.

Hình ảnh: tăng sự sinh động trong cách diễn đạt. Việc minh họa các đoạn văn bằng những hình ảnh không chỉ giúp người đọc nhớ lâu mà còn tạo ấn tượng cho người đọc về văn bản… 

Câu 2

Câu 2 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Quan sát văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

a. Những thông tin chính nào được trình bày trong văn bản Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo?

Các thông tin được sắp xếp theo trình tự và bố cục như thế nào? Phân tích hiệu quả sử dụng phối hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong văn bản (đối chiếu với cách thể hiện thông tin của văn bản Trí thông minh nhân tạo).

b. Văn bản Huy Cận: Nhà thơ lớn của thơ Việt Nam hiện đại trình bày những thông tin chính

nào về tác giả Huy Cận? So với nội dung trình bày về Huy Cận ở Bài 2 – Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình (sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một), cách thể hiện thông tin của văn bản trên có điểm gì khác biệt?

c. Hai văn bản trên được gọi là infographic (đồ hoạ thông tin). Theo bạn, có thể sử dụng hình thức trình bày này vào những hoạt động nào trong học tập?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình ảnh để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

 a. Tác giả nêu ra các khái niệm, ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực sản xuất y tế, tiếp thị, thương mại điện tử, trợ lý ảo…

→ Bằng việc đưa ra các thông tin như vậy, kết hợp với việc sử dụng infographic với màu sắc và cách trình bày khá bắt mắt, Tác giả không chỉ giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin mà còn hiểu cặn kẽ về vấn đề. Từ đó, dần hình thành lối tư duy logic cho người đọc.

b. Những thông tin về nhà thơ Huy Cận gồm: tiểu sử cuộc đời, vị thế xã hội và sự nghiệp sáng tác của ông. Ở Bài 2 – Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình được khắc họa rõ nét và hợp lý hơn. Cách thể hiện thông tin cũng khác nhau bởi ở bài này, tác giả sử dụng infographic nên nó có phần rõ ràng, mạch lạc hơn, còn ở Bài 2 sử dụng phương tiện ngôn ngữ là chủ yếu nên nó có phần nhàm chán và dài dòng hơn.

c. Theo em, có thể trình bày infographic vào những hoạt động như thuyết trình, poster cho các hoạt động… 

Câu 3

Câu 3 (trang 80, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đề bài:  Chọn một trong hai yêu cầu sau để thiết kế một infographic:

- Tóm tắt những thông tin chính về một tác giả văn học có tác phẩm được học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11.

- Tóm tắt những thông tin chính của một văn bản được học ở Bài 8 – Cấu trúc của văn bản thông tin. 

Phương pháp giải:

Dựa vào ví dụ ở phần trên để tạo poster. 

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt những nội dung chính của văn bản Trí thông minh nhân tạo:

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close