Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chiếu cầu hiền (KNTT)Tóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Chiếu cầu hiền giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Mẫu 1 Năm 1788, sau khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đã đi theo nghĩa quân Tây Sơn. Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh, lên ngôi hoàng đế và lấy hiệu là Quang Trung. Ngô Thì Nhậm được Quang Trung giao cho viết “Chiếu cầu hiền” để kêu gọi sĩ phu Bắc Hà ra giúp nước cứu đời. Hiền tài cũng giống như ngôi sao sáng trên trời cao. Người hiền sẽ là sứ giả của thiên tử. Nhưng trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, có người thì mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng “trốn tránh việc đời”. Có người ra làm quan thì sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng”, hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”. Có kẻ “ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời”. Từ đó, vua Quang Trung đưa ra đường lối cầu hiền đúng đắn, kêu gọi người tài ra giúp nước cứu đời. Mẫu 2 Chiếu cầu hiền được viết khoảng năm 1788 – 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, các trí thức triều đại Lê – Trịnh ra công tác với triều đại Tây Sơn. Đầu tiên, Ngô Thì Nhậm đã nêu ra mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử – hiền tài là sứ giả của thiên tử. Nhưng thực tế bấy giờ lại ngược lại, họ hoặc là trốn tránh không ra giúp nước hoặc là làm việc không đúng năng lực của mình. Điều đó chẳng khác nào làm trái với ý trời – có tài mà không được đời dùng. Từ đó là những đường lối cầu hiền vô cùng tiến bộ. Con đường cầu hiền theo vua Quang Trung là tiến cử với ba cách: tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự tiến cử. Mẫu 3 “Chiếu cầu hiền” được Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 - 1789. Đầu tiên, tác giả đã nêu ra quan điểm hiền tài giống như sứ giả của thiên tử. Nhưng trong hoàn cảnh đất nước khó khăn lúc bấy giờ, các sĩ phu Bắc Hà hoặc là mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng “trốn tránh việc đời”. Hoặc là ra làm quan thì sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng” hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”. Thậm chí có kẻ “ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời”. Từ đó vua Quang Trung đưa ra tư tưởng dân chủ tiến bộ, chính sách cầu hiền đúng đắn. Bố cục - Phần 1 (Từ đầu đến ...người hiền vậy): Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. - Phần 2 (Tiếp đến ...hay sao?): Thực tại và nhu cầu của thời đại. - Phần 3 (Còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung. Nội dung chính “Chiếu cầu hiền” là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ Do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. 2. Đề tài Khuyến khích người tài ra giúp dân giúp nước 3. Phương thức biểu đạt Nghị luận, tự sự, biểu cảm 4. Thể loại Chiếu 5. Ngôi kể Ngôi thứ nhất
Quảng cáo
|