Soạn bài Dương phụ hành SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiếtTheo bạn, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc như thế nào trước những gì được gặp, được thấy? Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Câu 1 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Theo bạn, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc như thế nào trước những gì được gặp, được thấy? Phương pháp giải: Dựa vào cảm nhận của mình để trả lời câu hỏi này. Lời giải chi tiết: Cách 1 Theo em, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, chúng ta thường sẽ có phản ứng đầu tiên đó là so sánh họ với quê hương của mình. Chúng ta sẽ tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá họ nhiều hơn, sau đó, ta sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá nó so với đất nước của mình. Và dần bạn sẽ nhận ra rằng mình đang nhớ về quê hương của mình mà không hề hay biết.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Theo em, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, chúng ta thường sẽ có phản ứng đầu tiên đó là so sánh họ với quê hương của mình. Chúng ta sẽ tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá họ nhiều hơn, sau đó, ta sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá nó so với đất nước của mình. Khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta thường có phản ứng ngạc nhiên, bất ngờ, hứng thú trước những điều được gặp, được thấy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trước khi đọc 2 Câu 2 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Bạn đã biết câu chuyện thú vị nào về cuộc tiếp xúc văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây? Hãy chia sẻ câu chuyện đó. Phương pháp giải: Dựa vào kinh nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi này. Lời giải chi tiết: Cách 1 Em đã từng quen biết một người Tây đến Hà Nội du lịch và có một tình huống bất ngờ đã xảy ra. Đầu tiên khi gặp mặt, em chào bạn đấy và bạn đấy cũng chào lại (giao tiếp bằng tiếng Anh). Sau đó, bạn đấy hỏi em: - Bố mẹ bạn khỏe chứ? Sau một hồi ngây người, em không hiểu tại sao bạn ấy lại hỏi đến bố mẹ của em, rồi em cũng trả lời bạn ấy rằng họ rất khỏe và làm gì… Sau đó, bạn ấy ngây người ra như không hiểu em đang nói gì. Cả hai cũng bối rối và kết thúc cuộc nói chuyện. Sau đó, bạn em bảo em rằng người phương Tây người ta hỏi như vậy giống như một cách chào hỏi bình thường thôi và mình không cần phải trả lời chi tiết. Lúc đó, em mới hiểu ra tại sao bạn ấy lại ngây người ra. Đó có lẽ là kỷ niệm em không thể nào quên về một cuộc gặp gỡ với người nước ngoài.
Xem thêm
Cách 2
Câu chuyện thú vị về cuộc tiếp xúc văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây: người đàn ông nước ngoài ăn phở Việt Nam. Họ không biết cách dùng đũa, loay hoay một hồi thì được bác chủ quán hướng dẫn cách cầm đũa nhưng vẫn không học được. Vì thế, bác đã cắt nhỏ phở giúp cho vị khách nước ngoài.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 1 Câu 1 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây. Phương pháp giải: Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này. Lời giải chi tiết: Cách 1 Chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây: - Áo trắng phau - Tựa vai chồng - Kéo áo, rì rầm nói chuyện - Tay cầm cốc sữa - Uốn éo
Xem thêm
Cách 2
Áo trắng phau, tựa vai chồng, kéo áo, rì rầm nói chuyện, tay cầm cốc sữa, uốn éo.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 2 Câu 2 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Hình dung về nhân vật trữ tình. Phương pháp giải: Chú ý vào hành động của người thiếu phụ. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật trữ tình dường như cảm thấy bất ngờ về hành động âu yếm của người thiếu phụ bởi đây là cảnh cực kỳ hiếm thấy ở phương Đông. Người phương Đông thường rất coi trọng lễ nghi và để ý của người khác, những hành động như vậy thường được cho là khiếm nhã. Bởi vậy khi nhìn thấy hành động âu yếm của người thiếu phụ với chồng khiến ông không khỏi bất ngờ, kinh ngạc.
Xem thêm
Cách 2
Nhân vật trữ tình dường như cảm thấy bất ngờ về hành động âu yếm của người thiếu phụ bởi đây là cảnh cực kỳ hiếm thấy ở phương Đông.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một): So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác. Phương pháp giải: Đọc kỹ phần dịch thơ và nguyên tắc để chỉ ra điểm khác biệt. Lời giải chi tiết: Cách 1 * Giống nhau: - Cả hai bản đều truyền tải thông điệp về sự khác nhau về văn hóa phương Đông và phương Tây của một con người xa xứ. * Khác nhau: - Bản dịch thơ: + Ngữ điệu mang theo tính nhạc điệu hơn + Bốn câu thơ đầu có vần “au” kết thúc ở cuối, bốn câu sau là “y” - Bản nguyên tác: + Ngữ điệu nghe như một câu chuyện hơn + Bốn câu đầu có vần “uyết” và bốn câu sau là vần “i”
Xem thêm
Cách 2
- Giống nhau: Đều là thể thơ tự do, đều truyền tải thông điệp về sự khác nhau về văn hóa phương Đông và phương Tây của một con người xa xứ. - Khác nhau: + Bản dịch thơ: Ngữ điệu mang tính nhạc điệu hơn, chưa truyền tải được hết ý nghĩa so với bản nguyên tác. + Bản nguyên tác: Ngữ điệu thơ mang tính chất của một câu chuyện kể, từ ngữ đa phần là từ Hán Việt nên nhiều từ ngữ còn gây khó hiểu.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Xác định thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ. Phương pháp giải: Chú ý vào bối cảnh của câu chuyện. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Thời gian: buổi tối - Không gian: trên một chiếc thuyền sang trọng với ánh đèn le lói - Sự việc: Một cặp vợ chồng ngồi đối diện với tác giả. Người thiếu phụ (người vợ) mặc áo trắng đang tựa vai vào chồng của mình, nói chuyện và âu yếm với chồng của mình. Họ có vẻ rất hạnh phúc trong khi tác giả đang buồn vì tình cảnh của mình.
Xem thêm
Cách 2
- Thời gian: buổi tối - Không gian: dưới bóng trăng thanh - Sự việc: Người phụ nữ Tây phương tựa vai người chồng trong đêm trăng thâu tíu tít trò chuyện, thân mật.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Chỉ ra những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây, qua đó, nêu các đặc điểm nổi bật của hình tượng này. Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản Chú ý vào những chi tiết miêu tả người thiếu phụ. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Chi tiết miêu tả người thiếu phụ: nàng mặc chiếc áo trắng, tựa vào vai chồng, nói chuyện với chồng, cầm cốc sữa trên tay, uốn éo muốn chồng đỡ dậy → Tất cả những chi tiết đó làm nổi bật lên hình ảnh một người phụ nữ đang làm nũng với chồng của mình. Nàng muốn được chồng yêu mến, chiều chuộng và cảm thấy hạnh phúc khi làm những hành động đấy. Đây cũng là cách tác giả muốn nói đến người phương Tây, họ luôn cởi mở, phóng khoáng và không e ngại khi làm những hành động như vậy ở nơi công cộng bởi theo họ vợ chồng yêu nhau là việc hết sức bình thường.
Xem thêm
Cách 2
- Các chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây: áo trắng phau, tựa vào vai chồng, kéo chồng thì thầm nói, tay cầm một cốc sữa, nũng nịu đòi chồng đỡ dậy. - Các đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật này: Tất cả những chi tiết đó làm nổi bật lên hình ảnh một người phụ nữ đang làm nũng với chồng của mình. Nàng muốn được chồng yêu mến, chiều chuộng và cảm thấy hạnh phúc khi làm những hành động đấy. Đây cũng là cách tác giả muốn nói đến người phương Tây, họ luôn cởi mở, phóng khoáng và không e ngại khi làm những hành động như vậy ở nơi công cộng bởi theo họ vợ chồng yêu nhau là việc hết sức bình thường.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời cũng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó. Phương pháp giải: Chú ý vào thái độ của tác giả qua từng hình ảnh. Lời giải chi tiết: Cách 1 Cảm xúc, thái độ của tác giả khi nhìn thấy cảnh tượng: - “Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau” → Câu thơ phần nào cho thấy sự phóng túng, sa hoa trong cách ăn mặc của người phương Tây khiến tác giả có phần lạ lẫm - “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu/ Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói/ Kéo áo, rì rầm nói với nhau” → Hình ảnh người thiếu phụ tựa vai chồng một cách âu yếm, hạnh phúc khiến tác giả có chút ghen tị khi nhìn lại hoàn cảnh của mình. - “Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay/ Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!” Khung cảnh ban đêm tĩnh lặng, gió lạnh khiến nỗi buồn của tác giả càng dâng trào - “Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy,” → Người thiếu phụ tiếp tục làm nũng chồng khiến tác giả càng thêm buồn vì tình cảnh lẻ loi, cô độc nơi đất khách quê người của mình - “Biết đâu nỗi khách biệt ly này.” → Nỗi buồn, cô đơn của tác giả được đẩy lên cao trào và thốt ra thành lời, tác giả thương thay cho thân phận đất khách quê hương và tình cảnh lẻ loi, cô độc của mình. Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết và những ý tứ được mở ra từ câu thơ này. Phương pháp giải: Chú ý vào tâm trạng của nhân vật trữ tình. Lời giải chi tiết: Cách 1 Câu thơ cuối “Khởi thức Nam nhân hữu biệt ly” (Biết chăng có người Nam đang chịu cảnh biệt ly)là một lời tự than trách trong sự bất lực của tác giả. Đó dường như cũng là lời ai oán chung cho những con người cùng cảnh ngộ.
Xem thêm
Cách 2
Tâm trạng của nhân trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết chính là nỗi nhớ khi xa quê, xa gia đình. Bên cạnh đó, câu thơ còn thể hiện tính nhân văn, một góc nhìn mới rất hiện đại, ông như được mở mang đầu óc sau chuyến đi đó.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được những gì về tư tưởng, tâm hồn tác giả? Phương pháp giải: Đọc kỹ bài thơ, chú ý vào tâm tư, tình cảm của tác giả. Lời giải chi tiết: Cách 1 Qua bài thơ, em nhận thấy ở tác giả một tâm hồn đa sầu, đa cảm với cái nhìn cởi mở, suy nghĩ tiến bộ. Khi bắt gặp cảnh người thiếu phụ âu yếm với chồng của mình ông thấy ghen tị mà không hề cảm thấy khiếm nhã trong khi ông là một Nho sĩ phương Đông. Điều đó chứng tỏ sự thấu hiểu thế sự, một cái nhìn tiến bộ của tác giả sau những tháng năm bôn ba tại nước ngoài. Nhưng qua đó ta bắt gặp một tâm hồn đa sầu, đa cảm, một cái nhìn đầy ngưỡng mộ, ghen tị của một người với tâm trạng cô đơn, nỗi buồn ly biệt.
Xem thêm
Cách 2
Qua bài thơ, người đọc thấy được cái nhìn đa sầu, đa cảm và tư tưởng tiến bộ của nhà thơ. Người phụ nữ trong xã hội này cần được yêu thương, chăm sóc, có quyền nũng nịu người chồng của mình chứ không phải như người phụ nữ phương Đông vất vả, khổ cực, muốn chồng san sẻ một chút cũng khó. Qua đó, cũng thể hiện tâm hồn phóng khoáng, đầy nhân văn của tác giả, tác giả cũng mong muốn có một gia đình ấm no, hạnh phúc, tác giả cũng được khai sáng hơn sau chuyến đi này, mở ra một góc nhìn thoáng hơn, mới hơn, hiện đại hơn.
Xem thêm
Cách 2
Viết Câu hỏi (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học Đưa ra cảm nhận của bản thân. Lời giải chi tiết: Cách 1 Điều em thấy tâm đắc nhất trong tác phẩm là cái nhìn đa sầu, đa cảm và tiến bộ của tác giả Cao Bá Quát được bộc lộ trong câu chuyện. Thường đối với người phương Đông, những hành động âu yếm, thể hiện cảm xúc tại nơi công cộng được cho là khiếm nhã, thiếu tôn trọng người khác nhưng trái với những hành động đó, ông thấu hiểu văn hóa phương Tây và hiểu rằng đối với họ đó là chuyện hết sức bình thường. Ông còn miêu tả hết sức kỹ lưỡng từng hành động của người thiếu phụ để làm nổi bật lên sự ngưỡng mộ, ghen tị của mình. Ông cũng ao ước mình được như vậy, sống trong những cảm xúc thật và không cần phải để ý đến cái nhìn của người khác. Nhưng không, số phận không cho phép ông được như vậy, ông nhìn cảnh hai vợ chồng họ âu yếm, hạnh phúc và thương thay cho số phận, hoàn cảnh của chính mình.
Xem thêm
Cách 2
Dương Phụ Hành được Cao Bá Quát sáng tác trong lần ông có dịp theo phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán bên Indonesia. Đặc biệt, chuyến đi ấy đã giúp Cao Bá Quát phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, thú vị thông qua hình ảnh người phụ nữ phương Tây làm nũng với chồng. Tất cả những chi tiết ấy đều được quan sát bằng đôi mắt tinh tế của Cao Bá Quát, ông đã ghi lại và miêu tả cảnh tượng ấy thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng được tác giả được bộc lộ một cách nhẹ nhàng, kín đáo. Chính vì lẽ đó mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong tác phẩm mới mang những nét riêng rất độc đáo và đặc sắc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể những lời nói và cử chỉ hồn nhiên kia đối với mọi người là quá đỗi bình thường, thậm chí người ta còn thấy rằng rất ngọt ngào và chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng đối với thời bấy giờ, khi ấy xã hội phong kiến Việt Nam còn bị bó buộc bởi những quan điểm bảo thủ, cực đoan, thiển cận trong những lối tự tôn mù quáng, lố lăng thì việc tán thưởng hay đồng tình với một cảnh tượng đẹp đẽ và xa lạ như thế đã thể hiện quan niệm nghệ thuật thật mới mẻ và hiện đại.
Xem thêm
Cách 2
Quảng cáo
|