Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có nhận xét về Xuân Diệu: “Đó là một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn.Hãy phân tích bài thơ Vội vàng để làm sáng tỏ điều đó.

Cuộc sống là sự vận động không ngừng nghỉ cho nên phải chạy đua với thời gian, phải chiến thắng thời gian mà sống trọn vẹn để tận hưởng cho kì hết những lạc thú của cuộc đời.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

Dàn ý tham khảo số 1

   Cuộc sống là sự vận động không ngừng nghỉ cho nên phải chạy đua với thời gian, phải chiến thắng thời gian mà sống trọn vẹn để tận hưởng cho kì hết những lạc thú của cuộc đời.

- Câu nói ở đề bài cho thấy hai biểu hiện dường như trái ngược nhau nhưng lại thống nhất, với nhau trong hồn thơ Xuân Diệu. Nhà thơ yêu đời, yêu cuộc sống (tha thiết, rạo rực) nhưng đồng thời cũng chán nản, hoài nghi, cô đơn băn khoăn. Hai tâm trạng ấy có mối quan hệ nhân quả với nhau, cần được giải thích

- Khi giải thích ý kiến của Hoài Thanh, cần phân tích bài thơ Vội Vàng chứng minh cho các yêu cầu về nội dung của đề bài.

A. GIẢI THÍCH CÂU NÓI

1. Hoài Thanh nhận định về thơ Xuân Diệu với vẻn vẹn ba từ tha thiết, rạo rực, băn khoăn, nhưng đã khái quát lên được phong cách thơ rất yêu cuộc sống, tha thiết, rạo rực lại chính là con người hay băn khoăn, chán nản.

- Khi yêu cảnh hay yêu người tình, Xuân Diệu đều vồ vập, vội vàng vì trong khi đang yêu, Xuân Diệu cảm thấy đang mất.

- Tâm trạng chợt vui, chợt buồn, sợ thời gian trôi nhanh, tuổi xuân qua mau. Tất cả thành một nỗi ám ảnh trong lòng nhà thơ.

2. Vì sao lại có mâu thuẫn ấy? Hai nguyên nhân

- Về phía chủ quan: Xuân Diệu hay đòi hỏi sự hoàn mĩ - ý thức mạnh về cá nhân.

- Về phía khách quan: thực tế không phải bao giờ cũng đáp ứng được những mơ ước của nhà thơ.

   Chính sự mâu thuẫn ấy đã làm thăng hoa vẻ đẹp thơ tình Xuân Diệu.

B. CHỨNG MINH

   Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng, phong cách và quan điểm thẩm mĩ của Xuân Diệu, gồm các nội dung sau.

1. Lòng thiết tha, đắm say, rạo rực của Xuân Diệu trước khu vườn trần thế đầy hương sắc, âm thanh, ánh sáng, cái ngon, vị ngọt.

- Với thư pháp nghệ thuật nhân hóa, liệt kê, Xuân Diệu đã vẽ ra một vườn “địa đàng” phong phú, hấp dẫn, quyến rũ. Âm thanh, hình ảnh như  tràn vào thơ còn tươi nguyên và ấm nóng hơi thở nồng nàn của cuộc sống, tác động trực tiếp vào giác quan của người đọc.

- Điệp ngữ này đây vừa như là những tiếng reo vui, vừa như lời mời gọi tha thiết. Xuân Diệu muốn đem tất cả cái đẹp của trần thế mà trao tặng cho con người, cho cuộc đời.

- Những hình ảnh tuyệt mĩ, những cách so sánh táo bạo, mới mẻ:

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.

   Tháng giêng ngon như một cặp môi gần liên kết với hình ảnh tuần tháng mật cho ta thấy nỗi niềm khát khao yêu đương đến cháy bỏng của Xuân Diệu.

   Như vậy, Xuân Diệu quan niệm cái đẹp nằm ngay trong cuộc sống trần thế và con người là chuẩn mực của cái đẹp.

2. Tâm trạng buồn chán, băn khoăn

- Buồn chán trước thời gian trôi chảy (Xuân đến - qua, non - già, hết - mất), thời gian ân cắp cuộc đời. Con người rất sợ thời gian ấy lại có giác quan rất nhạy với thời gian. Xuân Diệu lắng nghe bước đi của thời gian trong lòng sự vật. Một loại hình ảnh thiên nhiên hiện lên qua cảm thức thời gian:

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

- Triết lí về sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn cùa một kiếp người bằng một giọng dồi hờn, bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập:

Lòng tôi rộng - lượng trời chật

Xuân vẫn tuần hoàn - tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất - chẳng còn tôi

   Và như thế vạn vật sẽ triệt tiêu, khắp sông núi than thầm tiễn biệt.

3. Nỗi buồn ấy không làm tê liệt ý chí sống, ngược lại kích thích lòng ham sống, khát sống, thèm sống, sống hết mình, sống “tha thiết, rạo rực”.

- Xuân Diệu nảy sinh ý muôn dường như ngông cuồng: tắt nắng, buộc gió, muốn tước đoạt quyền tạo hóa để điều khiển thiên nhiên cho thỏa khát vọng thèm muôn “vô biên”, “tuyệt đỉnh”, “tuyệt đỉnh”.

- Cuộc sống là sự vận động không ngừng nghỉ cho nên phải chạy đua với thời gian, phải chiến thắng thời gian mà sống trọn vẹn để tận hưởng cho kì hết những lạc thú của cuộc đời.

- Đoạn cuối có thể coi là cao trào cảm xúc, nhịp thơ sôi nổi, dồn dập như nhịp đập của một trái tim rộn ràng. Điệp ngữ Ta muốn kết hợp với những động từ gây cảm giác mạnh ôm riết say, thâu, cắn và những từ ngữ bình dị mà vô cùng tinh tế như mơn mởn, chuếnh choáng, đã đấy, no nê đã góp phần làm rõ tính cách của một hồn thơ, sống hết mình, yêu vồ vập, cuồng si của Xuân Diệu.

   Lối sống này một thời bị phê phán nhưng thật ra đây là một lối sống tích cực, thấm nhuần tính nhân văn.

Xem các dàn ý tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3

Bài mẫu

      Tôi đã trót yêu cái hồn thơ Xuân Diệu, một hồn thơ luôn rộng mở, chẳng bao giờ để lòng mình khép kín, một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” ( Hoài Thanh – Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam ). Xuân Diệu tha thiết , rạo rực bởi niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên cuồng với niềm khát khao được giao cảm với đời. Nhà thơ băn khoăn bời cái buồn bàng bạc, bâng khuâng, miên man không dứt bởi cuộc đời chẳng đáp ứng được cách sống vội vàng của con người nhà thơ. Với ba tính từ ấy, Hoài Thanh đã xây dựng cho Xuân Diệu một bậc thang cao nhất , đưa chàng thi sĩ “say men sống” lên đứng cao hơn mọi người – “Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” ( Hoài Thanh). Bởi nguyên nhân Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất, là đại biểu đầy đủ nhất cho phong trào thơ mới, bởi cái cá tính rất riêng khó có thể trùng lặp với ai, một phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới cả về nội dung và hình thức. “Với nững vần thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng động lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo day và cần mẫn” ( Thế Lữ ). Xuân Diệu tuy xuất hiện trên thi đàn thơ Mới muộn hơn so với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông… nhưng thơ Xuân Diệu trong thời kì này đã tạo được một tiếng vang lớn có sức lay động với nhận thức và tình cảm của người đọc cũng như người sáng tác lúc bấy giờ…

      “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, chàng đi trên dường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân mình, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng…”(Thế Lữ). Vâng! Đúng thế. Một nhà thơ nhận xét một nhà thơ, không phải chuyện “mèo khen mèo dài đuôi”, mà mèo muốn nói cái đuôi kia sẽ dài hơn kia. “Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái”, Xuân Diệu dang tay chào đón nhựa sống rạt rào của cuộc đời. Xuân Diệu là một ngừoi của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian, ông lại không trách mà còn quyến luyến cõi đời, và lời nguyện ước của ông có bao nhiêu là sức mạnh:

Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất.

      Một ước muốn quá ngông cuồng, lãng mạn và dường như không thể thực hiện được! Nhưng với ai, chứ Xuân Diệu có thể thức hiện được, bởi nhà thơ:

Sống toàn tâm, toàn bích, sống toàn hồn
Bằng say mê và thức nhọn giác quan.

      Nhà thơ dùng nhiều từ khiến lòng ta bỡ ngỡ, nhà thơ muốn ôm, cánh tay muốn làm rắn, muốn hóa thân thành “dây đa quấn quýt cả mình xuân” của cuộc sống. Dẫu biết mùa xuân là bất tận, Xuân Diệu biết quy luật của thời gian, biết rằng xuân qua đi rồi xuân sẽ trở lại, nhưng “tuổi trẻ chẳng bao giờ thắm lại” nên nhà thơ bâng khuâng tiếc cả dất trời, nhà thơ muốn ôm mãi mùa xuân, muốn cho mình trẻ mãi. Nhà thơ :

Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới dất.

      Nếu Thế Lữ còn nuôi giấc mộng lên tiên thì Xuân Diệu “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”(Hoài Thanh). Chàng thi sĩ trẻ yêu đời nhận ra rằng, không có gì quý hơn cuộc sống thực tại này, còn gì bằng ở chốn dương trần, vườn trần xinh tươi, đất nở muôn ngàn hoa tươi thắm, thì tìm làm chi ở tận chốn cung tiên, mơ mộng “muốn làm thằng cuội”(Tản Đà) làm chi mà thủ thỉ bên chị Hằng để trốn tránh chốn trần thế?. Nơi mặt đất này, màu nắng hương say đều làm cho người ta ngây ngất, và Xuân Diệu đã:

…muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
…muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

      Và ở đây, cái đẹp của vườn trần mà chỉ một mình Xuân Diệu mới phát hiện ra được:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Cùa yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…

      “Này đây”, sự lặp đi lặp lại một đại từ phím chỉ, để liệt kê, Xuân Diệu đã đưa ra cho người ta thấy, với một tâm hồn say sưa yêu sống như thế không thể hững hờ với thiên nhiên tươi đẹp, thì cớ gì mà con nguyoi72 còn đi tìm ở tận phương nào …

      Cuộc sống đẹp và huyền dịu như thế nên nhà thơ không những đón nhận nó mà còn muốn hòa tan nó theo hơi thở của mình:

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm của tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
Cho chếch choáng mùi thơm cho đã đấy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

      Xuân Diệu thật thiết tha với cuộc sống. Tuổi xuân chàng thi sĩ chỉ biết làm sao cho thỏa dạ yêu đời. Cuộc sống vẫn còn đó chứ đâu? Tại sao nhà thơ lại cứ mãi suy nghĩ viễn vong rồi lại hành động ngây ngô. Không! Nhà thơ của chúng ta không ngây ngô, nhà thơ chỉ thôi thúc mọi người hãy sống sao cho xứng đáng với tuổi trẻ. Vì thế, nhà thơ “muốn ôm”, “ôm sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, nhà thơ “muốn riết mây đưa và gió lượn”, “muốn say cánh bướm của tình yêu”, “muốn thâu trong một cái hôn nhiều”…một loạt động từ “muốn” như khẳng định hành động, làm cho chếch choáng, cho đã đầy, cho no nê thanh sắc thời tươi và cuối cùng là không thể dồn nén cảm xúc: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Nhà thơ muốn cắn, muốn bấu vào da thịt của mình xuân, để có thể tận hưởng tất cả dư vị ngọt ngào của cuộc sống xuân tươi đang mơn mởn…

      Lòng yêu cuộc sống thiết tha ấy, đặc biệt là khát vọng sống có ích cho đời. Có thể nói đó là một trong những yếu tố tạo nên sức sống, sức hấp dẫn mạnh mẽ của thơ Xuân Diệu, góp phần tạo nên cho nhà thơ có một chỗ đứng xứng đáng trên thi đàn thơ M

      Rột lúc nào đó, tâm hồn thiết tha yêu sống ấy lại rạo rực một tình yêu chân thành. Một buổi chiều thơ ấy, dưới cặp mắt choáng hơi men sống, cảnh vật cũng trở nên kì diệu:

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

      Đó là tình yêu của buổi đầu e ấp, thật trong sáng và đáng yêu là sao! Rồi tình yêu say đắm, nhà thơ muốn tận hưởng tình yêu sôi nổi, đam mê cuồng nhiệt như muốn trở thành điên dại:

Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu trăm bận mấy nghìn lần
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân
Đem ong bướm thả trong vườn tình ái
Em phải nói phải nói và phải nói
Bằng lòi riêng nơi cuối mắt đầu mài
Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say
Bằng đầu ngã, bằng miệng cười, tay riết
Bằng im lặng, bằng chỉ anh mới biết!...

      Không phải là chuyện có yêu hay không! Cái mà Xuân Diệu muốn nói là yêu như thế nào? Nhà thơ đòi hỏi một tin hỏi một tình yêu mảnh liệt, say đắm, một tình yêu có nồng độ cao – một tình yêu mặn nồng, vô biên và tuyệt bích. Và một khi tình yêu dang dở, chỉ có Xuân Diệu nhận rõ và tuyệt vọng hơn ai:

Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và ái tình là sợi dây quấn quýt
Yêu là chết trong lòng một ít.

      Chỉ có những người si mới theo dõi dấu chân yêu, khi tuyệt vọng rồi mới rõ ràng thấy mình đã chết…

      Nhưng Xuân Diệu chẳng bao giờ chán nản, “khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết …không cần phải như là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phài là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống, sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi, sau khi đọc lại nhà thơ có tâm hồn phúc tạp này, sau khi đã tìm hiểu Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới chính thật là Xuân Diệu”(Hoài Thanh).

      Một nhà thơ có tâm hồn tha thiết với cuộc sống như thế, một khi cũng cô đơn trong cuộc sống đời thường. và cứ mỗi độ thu về, tâm hồn nhà thơ lại thêm một nỗi cô đơn, đấy là nỗi “băn khoăn” của thi sĩ. Và cái băn khoăn ấy là biểu hiện rõ nét và chân thành nhất của lòng yêu đời rạo rực. Đó là hai mặt của một hồn thơ Xuân Diệu, và Xuân Diệu chẳng phải đã bộc lộ tâm sự của mình trong “thơ duyên” đó sao?

Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân.

      Đứng giữa cuộc đời đang đổi thay bởi cái cảnh nước mất nhà tan, là sao tâm hồn ấy có thể tha thiết rạo rực mãi? Và tâm trạng của Xuân Diệu cũng có khác gì tâm trạng của những nhà thơ bấy giờ hay nói đúng hơn dó là tâm trạng của một lớp thanh niên trí thức buổi giao thời mới cũ đổi thay! Họ chỉ biết gửi tâm sự thầm kín của mình vào thiên nhiên, dất trời, vũ trụ bao la. Chẳng thế mà Hoài Thanh trong “thi nhân Việt Nam đã nhận xét: “ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên; ta dắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say dắm vẫn bơ vơ”.

      Vì thế nhà thơ Xuân Diệu vẫn còn “bơ vơ”, lắng nghe bước đi của thời giantừ hạ sang thu, lòng nhà thơ dâng lên một nỗi buồn trê tái khó tả - nỗi buồn vỡ tung ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn giọt lệ:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

      Có lẽ không phài là rặng liễu của thiên nhiên buồn mà dường như đó là “rặng liễu tâm hồn” của tác giả. Bởi tác giả cũng có nỗi niềm “buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”. Xuân Diệu đã dẫn ta vào thế giới của buồn chán, cô đơn và tuyệt vọng:

Tôi là con nai giữa chiều giăng lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối.

      Nhà thơ đã thực sự cô đơn, bơ vơ như con nai bị “chiều giăng lưới”, biết đi đâu về đâu? Đứng sầu tư cho đến khi bóng tối chìm nghập cả không gian. Khi thời gian trôi qua, Xuân Diệu mói ngỡ ngàn , ngơ ngẩn nhìn hạ chuyển mùa sang đông mà lòng nghe tê tái:

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Nhũng luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

      Có ai quan sát được như nhà thơ? Chỉ có tâm hồn rạt rào yêu sống, quan tâm đến sự sống mới có thể vượt lên được hoàn cảnhthê lương để tâm hồn luôn sống đẹp mà mới viết lên được những cậu thơ đầy hình ảnh như thế, và mới có cách nói rất mới ấy: “hơn một” – cách dùng từ rất Tây, rất mới, không chỉ một loài jao, mà khi thu đến rồi đi, nhiều loài hoa đã rời cành. Sự quan sát càng tinh tế hơn ở câu sau : “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”, màu đỏ đã lấn át dần màu xanh, đấy là giai đoạn cuối thu, nên mới có hơi lạnh tràn về:

Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

      Chỉ những từ láy âm, nhà thơ đã gợi trong ta cái dáng yếu ớt, chao đảo, cái rùng mình thắm lạnh và cả nỗi sợ hải của những chiếc lá sắp phải lìa cành trước những cơn gió cuối thu. “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”, bằng hình ảnh so sánh, nhân hóa đã goiợ lên cái dáng lẻ loi, cô đơn giữa đất trời, từng nhánh khô gầy khẳng khiu như chạm khắc lên bầu trời buồn cô đơn dưới con mắt buồn của thi nhân. Và nhà thơ:

Đã nghe rét mướt luồng trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò…

      Cảnh thu đã tàn rồi, mùa thu đã dần nhường bước9 cho tiết trời mùa đông len qua, càng buồn càng cô đơn hơn nữa! Mùa đông đã đến trong từng ngọn gió rét mướt làm tê lạnh lòng người!...

      Xuân diễu say đắm đấy, thiết tha yêu sống đấy nhưng lại rất băn khoăn. Nhà thơ đã náo nức đón chào mùa thu: “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Nhưng rồi cảm giác vui mừng ấy cũng tan biến đi, khi thời gian làm bằng bước đếm vội vàng làm lòng người tê tái khi còn lại đây chỉ là mùa đông băng giá thê lương, với những cuộc chia li, với con người như biến nói trước cảnh vật:

Mây vẩn từng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia li
Ít nhiều thiếu nữ buốn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.

      Cả một không gian bao la giờ này đã thấm nỗi buồn của lòng người và hiện lên trên gương mặt của những cô thiếu nữ. Đó là tâm trạng của những lớp người chưa xác định được hướng đi và cũng không giải thích nổi. Nó chỉ phảng phất nỗi lòng trên cảnh vật , hiện hình lên gương mặt những cô thiếu nữ và đọng lại trên sắc thu tê tái, thấm sâu nỗi niểm băn khoăn của Xuân Diệu. và trong nỗi niềm băn khoăn đó, nhà thơ đã sử dụng được tài tình sự lựa chọn từ ngữ rất tinh vi đã bộc lộ được nỗi đau buồn của tâm trạng đang bơ vơ giữa cuộc đời.

      Và trong niềm băn khoăn ấy, loiừ thơ ấy vẫn sống mãi, vẫn thiết tha và rạo rực, có buồn chăng cũng chỉ vì nhà thơ của chúng ta mang tâm trạng cô đơn và bất lực trứoc cuộc đời.

      Xuân diệu là thế, lời thơ có những lúc rất Tây, nhưng vẫn mang được cái cốt cách rất đáng trân trọng, “cái dáng yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ lòng ta” (Hoài Thanh). Ta đến với Xuân Diệu, ngoài những vần thơ làm người ta rung động còn có cái gì đó ở Xuân Diệu mà ta rất đổi nâng niu. Đó là tâm hồn thơ kết tinh của hai nền văn học Đông và Tây đã đưa Xuân Diệu bước lên đỉnh cao nhất – “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” (Hoài Thanh), bởi Xuân Diệu vẫn còn giữ mình với phong cách của thơ ca dân tộc, đã làm lòng người Việt Nam yêu mến. Đến với thơ Xuân Diệu ta mới cảm nhận được hết tâm hồn của cháng thi sĩ sday men đời cuồng nhiệt này, giúp ta hiểu thêm về cuộc đời này với muôn vẻ đẹp thiên nhiên mà hâừ như ta không để ý tới. Với một chiếc lá rơi, một luồng gió lạnh, một chút nắng vàng trải rộng, một cử chỉ bâng khuâng của con người,…chỉ có Xuân Diệu mới để lòng quan tâm. Đó là phong cách của nhà thơ, nhà thơ đã từng sống, sống hết mình cho cuộc đời và cho thơ văn của mình:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để cho lòng ràng buộc với muôn dây
Và san sẻ bởi trăm tình yêu mến.

      Bởi thế nên hồn thơ ấy còn rộng mở mãi mặc dầu trong lòng cũng còn mang nặng bao nỗi ưu tư. Trong niềm ưu tư đó, nhà thơ vẫn sống thiết tha với đời bằng tất cả tâm hồn của mình:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

      Vâng! Đúng thế. “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, khi vui cũng như khi buồn, người đều nòng nàn tha thiết” (Hoài Thanh). Hơn nữa, Xuân Diệu “là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn…” (Thế Lữ).

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close