Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Số đỏ

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Số đỏ hay nhất

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

KB1

       Thế là Xuân Tóc Đỏ từ một tên đầu đường xó chợ, nhặt banh quần, bán thuốc lậu đã trở thành sinh viên trường thuốc, đốc-tờ Xuân, giáo sư quần vợt, nhà cải cách xã hội, nhà cải cách Phật giáo, cố vấn cho báo Gõ Mõ rồi đến tột đỉnh vinh quang “anh hùng cứu quốc”, “bậc vĩ nhân”, thật là “Số đỏ”. Qua nhân vật trung tâm này, Vũ Trọng Phụng đả kích, châm biếm bản chất xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến. Có thể nói “Xuân Tóc Đỏ” là một bức tranh biếm hoạ cỡ lớn phơi bày sự thối nát của cả một xã hội. Bao giờ xã hội còn giả dối, còn bịp bợm, còn xảo trá, lừa lọc thì bức tranh biếm họa Xuân Tóc Đỏ vẫn còn ý nghĩa răn đời.

KB2

       Như vậy, qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” cho người đọc thấy hiện thực xã hội lúc đương thời, sự đáng cười nhưng cũng chính là sự đáng thương của một bộ phận con người trong xã hội lúc bấy giờ. Những tiếng cười ra nước mắt vì đạo đức con người bị suy thoái, sự ấu hóa tây ta lẫn lộn làm nên sự lố bịch. Từ đó, đáng lên án, phê phán gay gắt bộ phận này trong xã hội. Đồng thời, cũng qua đây cho ta thấy được sự tinh tế, đặc sắc trong việc lột tả hiện thực xã hội của Vũ Trọng Phụng bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo.

KB3

      Hạnh phúc của một tang gia là minh chứng thuyết phục lối văn trào phúng, châm biếm bậc thầy của Vũ Trọng Phụng.  Ông khai thác triệt để cái nghịch lý trong đạo lý làm người, ông nêu lên sự đối kháng giữa cái “bi” và cái “hài”: cái đau buồn, mất mát của một gia đình có người thân qua đời với cái vui vẻ “hạnh phúc của một tang gia” để tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay cái tầng lớp thượng lưu mới trơ trẽn đến trâng tráo khi chạy theo lối sống văn minh rởm. Qua đó ông đã vạch trần bộ mặt xấu xa bỉ ổi của thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, đồng thời cảnh giác mọi người trước những phong trào do bọn thực dân phong kiến đề ra. Nhất là phong trào Âu hoá

KB4

       Xuân Tóc Đỏ là hình tượng độc đáo trong tiểu thuyết hoạt kê độc nhất vô nhị của văn học hiện thực 1930 – 1945. Thông qua những chuỗi cười mà Vũ Trọng Phụng lên án gay gắt cái xã hội đồi bại đê tiện thời ông sống. Tiếng cười ấy đồng thời cũng là tiếng chửi thẳng vào bọn người học đòi làm quý tộc, làm tư sản nhưng ngu độn, chỉ biết sống vì đồng tiền mà quên đi nhân phẩm.

KB5

      Qua đây ta thấy nhà văn Vũ Trọng Phụng đã dùng ngòi bút tố cáo sâu sắc chân thực của mình để làm nổi bật lên cuộc đời và tính cách cảu nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Đồng thời qua nhân vật ấy tác giả một lần nữa thể hiện sự phi lý và nhố nhăng của xã hội “chó đểu” ấy. Có lẽ chính thành công trong hình tượng nhân vật nay đã khiến cho tác phẩm của ông trở thành một tác phẩm hay và có giá trị.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close