Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Đây mùa thu tới

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Đây mùa thu tới hay nhất

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

KB1

        Với "Đây mùa thu tới", nhà thơ Xuân Diệu đã cho độc giả thấy cảm quan cực kì xuất sắc trong việc quan sát, miêu tả cảnh vật khi mùa thu tới. Bài thơ không những có đầy đủ hình ảnh, cảnh sắc mà còn chất chứa tình thu. Bằng tình yêu cuộc sống, thái độ trân quý thời gian thi sĩ đã vẽ nên bức tranh thu vừa sinh động nhưng đồng thời cũng mang nét u buồn, cô đơn.

KB2

       Đọc qua nhiều thi phẩm của nhà thơ Xuân Diệu, ít khi chúng ta bắt gặp cái khắc khoải trong hồn thơ của ông nhưng khổ thơ cuối trong "Đây mùa thu tới" đã mang lại cảm xúc mới lạ đó. Bức tranh mùa thu không còn mang nét tươi vui mà thay vào đó là "chiếc áo" trầm ngâm, suy tư. Qua hình ảnh mùa thu, tác giả bộc lộ thái độ tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian, ý thức trân trọng, tình yêu mãnh liệt của một con người say mê đối với thiên nhiên, với cuộc sống.

KB3

        Có thể nói Đây mùa thu tới là bức tranh phong cảnh đa dạng về màu sắc, vừa phong phú về đường nét. Tất cả đã tạo nên bức tranh tâm trạng cô đơn, mơ hồ, ngẩn ngơ và buồn vắng. Phải thật sự tham yêu khát sống, gắn bó với cuộc sống trần gian, nhà thơ mới có thể nhận ra những biến động tinh vi của tạo vật và con người. Qua đó, người đọc lại càng thêm trân trọng, đồng cảm với tâm hồn thi sĩ.

KB4

      Như vậy, với tâm hồn nhạy cảm và sự cảm nhận vô cùng tinh tế, bước đi của thời gian, bước thu đi đã được tác giả miêu tả thành công qua từng nét thu, từng dáng thu đẹp đẽ nhưng thấm đượm nỗi buồn. Chính điều này đã làm nên cái "tôi" riêng của Xuân Diệu trong làng thơ mới. Đó là cái "buồn không nói", hoàn toàn khác với nỗi sầu thiên cổ, nỗi buồn "điệp điệp" của Huy Cận, và càng không giống với sự "buồn thiu" của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được một hồn thơ khao khát giao cảm với thiên nhiên, đất trời cùng tình yêu thiên nhiên của Xuân Diệu.

KB5

       Qua bài thơ ta thấy nhà thơ có một tâm hồn nhạy cảm một năng lực quan sát tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú. Nỗi buồn trong thơ xuân diệu không chỉ là nỗi buồn của những con nugời thời đại không tìm được hướng đi cho mình mà còn do những đặc điểm rất riêng của nhà thơ, khát khao giao cảm với đời mà đời lạnh nhạt, nỗi ám ảnh sâu sắc về thời gian một đi không trở lại. Bài thơ là không gian đẹp chứng tỏ nhà thơ có một tình yêu tha thiét với quê hương đất nước, đó là yếu tố tích cực trong thơ xuân diệu cũng như của các nhà thơ mới.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close