Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàngTác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” ra đời nhằm giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà, khơi dậy lòng yêu nước cho các em. Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Tóm tắt 1: Khi biết nhà vua cùng các vương hầu họp bàn việc nước ở bến Bình Than, chàng đã xin gặp nhà vua rồi năn nỉ, cầu xin đám quân Thánh Dực cho mình xuống bến để quỳ trước mặt vua và nói 2 tiếng: “Xin đánh”. Tuy vậy, chàng chỉ được vua ban cam quý, còn việc nước thì vẫn không cho dự. Trần Quốc Toản cảm thấy vô cùng ấm ức, vừa hờn vừa tủi. Chàng nghiến chặt răng, hai tay nắm chặt đến mức bóp nát quả cam quý. Từ ấy, chàng luôn nung nấu ý nghĩ “Làm thế nào để được ra trận giết giặc, lập công, báo được ơn vua”. Tóm tắt 2: Khi biết vua đang bàn việc dưới thuyền cùng các vương hầu, Trần Quốc Toản giằng co với lính canh chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì Vua thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam. Tóm tắt 3: Giặc Nguyên sai sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Trần Quốc Toản vô cùng căm giận khi thấy quân giặc ngang ngược đủ điều. Khi biết vua đang bàn việc dưới thuyền cùng các vương hầu, Trần Quốc Toản giằng co với lính canh vì chờ mãi không gặp được Vua để nói hai chữ “xin đánh”. Quốc Toản chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì Vua thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam. Bố cục - Phần 1 (Từ đầu đến “nhưng lại e phạm thượng”): Hoài Văn xin xuống bến họp bàn việc nước nhưng không được chấp thuận. - Phần 2 (Tiếp đến “thưởng cho em ta một quả”): Hoài Văn xông xuống bến Bình Than xin đánh. - Phần 3 (Còn lại): Tâm trạng của Hoài Văn. Giọng đọc Hào hùng, thể hiện tính trang nghiêm của lịch sử Nội dung chính Tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” ra đời nhằm giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà, khơi dậy lòng yêu nước cho các em. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ - Xuất bản năm 1960, viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản, được xem là tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Đồng thời là một thiên truyện vừa giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà cũng như giáo dục lòng yêu nước cho các em - Văn bản trong SGK thuộc phần 3 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng 2. Đề tài Lịch sử 3. Phương thức biểu đạt Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 4. Thể loại Văn học thiếu nhi (Truyện lịch sử) 5. Ngôi kể Ngôi thứ 3
Quảng cáo
|