Soạn bài Thách thức đầu tiên: Đọc như một hành trình SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiếtXây dựng mục tiêu đọc sách của cá nhân em hoặc nhóm học tập trước khi thực hiện dự án đọc sách. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Trước khi đọc 1 Câu 1 (trang 117, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Xây dựng mục tiêu đọc sách của cá nhân em hoặc nhóm học tập trước khi thực hiện dự án đọc sách. Phương pháp giải: Dựa vào nền tảng và mong muốn của bản thân để xây dựng mục tiêu đọc sách phù hợp. Lời giải chi tiết: Cách 1 Mỗi một cuốn sách đều mang một nội dung kiến thức bổ ích. Đọc càng nhiều sách con người sẽ càng tiếp thu được nhiều tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau sau từ đó có thể mở rộng được tầm hiểu biết. Ngoài ra đọc sách còn có thể giúp cho tâm hồn của bạn trở nên trong sáng, yên bình. Những cuốn sách cũng có thể như những người bạn giúp bạn vượt qua những khó khăn, thử thách. => Nhận ra tầm quan trọng của sách, em hãy thiết lập cho mình mục tiêu phù hợp nhất.
Xem thêm
Cách 2
- Mỗi một cuốn sách đều mang một nội dung kiến thức bổ ích. - Đọc càng nhiều sách sẽ càng tiếp thu được nhiều tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. - Giúp cho tâm hồn trở nên trong sáng, yên bình, qua những khó khăn, thử thách.
Xem thêm
Cách 2
Trước khi đọc 2 Câu 2 (trang 117, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Lập danh mục sách theo chủ đề và thể loại phù hợp với mục tiêu đọc sách đã xây dựng và lên kế hoạch cụ thể để thực hiện hoạt động đọc sách hiệu quả. Phương pháp giải: Dựa trên mục tiêu đặt ra, lập danh mục sách và kế hoạch thực hiện cụ thể. Lời giải chi tiết: Gợi ý: Có rất nhiều những cuốn sách hay và bổ ích để em có thể bổ xung vào tủ sách của bản thân. Mỗi cuốn sách theo lĩnh vực, thể loại,... đều bổ ích, đáng để đọc. Hãy tìm hiểu và chọn lọc những cuốn phù hợp với mục tiêu mà em đã đề ra trước đó. HĐ1 Câu 1 ĐỌC NHƯ SỰ ĐÓN ĐỢI Câu 1 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Có điều gì đáng lưu ý về mối quan hệ giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách trong lời giới thiệu của người viết? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 Điều đáng lưu ý về mối quan hệ giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách trong lời giới thiệu của người viết: Nhan đề Nhóc Ni-cô-la: Những chuyện chưa kể được xuất bản vào tháng 10 năm 2004 cùng với 45 mẩu chuyện chưa được kể khiến độc giả tò mò về cuốn sách, tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách thông qua lời giới thiệu.
Xem thêm
Cách 2
Nhan đề Nhóc Ni-cô-la: Những chuyện chưa kể được xuất bản vào tháng 10 năm 2004 cùng với 45 mẩu chuyện chưa được kể khiến độc giả tò mò về cuốn sách, tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách
Xem thêm
Cách 2
HĐ1 Câu 2 Câu 2 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Theo lời giới thiệu, đề tài và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của cuốn sách có gì đặc biệt? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 Theo lời giới thiệu, tập 3 sẽ viết về những chuyện chưa kể với nội dung là các câu pha trò mới tinh, các tình huống bất ngờ và nghệ thuật kết hợp ngôn ngữ trẻ thơ với nét vẽ đầy thi vị vui nhộn.
Xem thêm
Cách 2
Tập 3 sẽ viết về những chuyện chưa kể là các câu pha trò mới tinh, các tình huống bất ngờ và nghệ thuật kết hợp ngôn ngữ trẻ thơ với nét vẽ đầy thi vị vui nhộn.
Xem thêm
Cách 2
HĐ1 Câu 3 Câu 3 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Người giới thiệu nhấn mạnh điều gì về mối quan hệ đặc biệt giữa các tác giả và sự độc đáo của cuốn sách? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 Người giới thiệu nhấn mạnh rằng sự độc đáo của cuốn sách là thành quả sinh ra từ hai nhà sáng tạo Gô-xi-nhi và Xăng-pê. Những kỷ niệm thơ ấu của hai nhà kịch nghệ nổi tiếng đã khơi nguồn cho sự sáng tạo này.
Xem thêm
Cách 2
Nhấn mạnh rằng sự độc đáo của cuốn sách là thành quả sinh ra từ hai nhà sáng tạo Gô-xi-nhi và Xăng-pê.
Xem thêm
Cách 2
HĐ1 Câu 4 Câu 4 (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Cách thu hút và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách trong lời giới thiệu có điểm gì đáng chú ý? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 Cách thu hút và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách trong lời giới thiệu khiến cho người đọc cảm thấy tò mò và thôi thúc muốn cầm trên tay cuốn sách để khám phá những cuộc phiêu lưu diệu kỳ của nhóc Ni-cô-la.
Xem thêm
Cách 2
Khiến người đọc cảm thấy tò mò và thôi thúc muốn cầm trên tay cuốn sách để khám phá những cuộc phiêu lưu diệu kỳ của nhóc Ni-cô-la.
Xem thêm
Cách 2
HĐ1 Viết VIẾT (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Tìm đọc một cuốn sách có liên quan đến một chủ đề hoặc thuộc một thể loại trong bài học của Ngữ văn 8 và viết lời giới thiệu cuốn sách đó (khoảng 8 – 10 câu). Phương pháp giải: Tìm đọc cuốn sách có chủ đề liên quan và viết lời giới thiệu Lời giải chi tiết: Cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, kể về những người lính nhỏ tuổi khác nhau. Với tôi “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh … những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, dựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các bạn thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng. HĐ2 Câu 1 ĐỌC NHƯ MỘT CUỘC THÁM HIỂM Câu 1 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nhan đề của cuốn sách có gì đáng chú ý? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhan đề với một số yếu tố trong tác phẩm (thể loại, đề tài, nhân vật,…) Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhan đề: Người thầy đầu tiên => giới thiệu về câu chuyện kể về người thầy đầu tiên và có ý nghĩa thiêng liêng trong đời Mối quan hệ giữa nhan đề với các yếu tố khác: Nhan đề tiết lộ thể loại tự sự, đề tài về người thầy và nhân vật xuất hiện chắc chắn sẽ có hình ảnh người thầy.
Xem thêm
Cách 2
- Nhan đề: câu chuyện kể về người thầy đầu tiên và có ý nghĩa thiêng liêng trong đời - Mối quan hệ: Nhan đề tiết lộ thể loại tự sự, đề tài về người thầy và nhân vật xuất hiện chắc chắn sẽ có hình ảnh người thầy.
Xem thêm
Cách 2
HĐ2 Câu 2 Câu 2 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Đề tài gì được tác giả khai thác ở cuốn sách? Cách chọn đề tài cho thấy tác giả quan tâm đến những vấn đề nào của đời sống? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 Đề tài người thầy được tác giả khai thác ở cuốn sách. Cách chọn đề tài cho thấy tác giả quan tâm đến tình cảm thầy trò và tấm lòng biết ơn trong đời sống.
Xem thêm
Cách 2
- Đề tài: người thầy - Cách chọn đề tài cho thấy tác giả quan tâm đến tình cảm thầy trò và tấm lòng biết ơn
Xem thêm
Cách 2
HĐ2 Câu 3 Câu 3 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Những sự việc, chi tiết nào thể hiện dấu ấn của trí tưởng tượng trong tác phẩm? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tác phẩm tựa như một câu chuyện có thật, không có dấu ấn của trí tưởng tượng.
Xem thêm
Cách 2
Tác phẩm tựa như một câu chuyện có thật.
Xem thêm
Cách 2
HĐ2 Câu 4 Câu 4 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Vì sao tác phẩm trở nên hấp dẫn đối với người đọc? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tác phẩm trở nên hấp dẫn nhờ ngôn từ giản dị, cốt truyện nhẹ nhàng khơi gợi nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Qua đó, nêu lên một thông điệp đắt giá về tình thầy trò khiến người đọc phải nghĩ ngợi về chính thái độ và tình cảm của bản thân.
Xem thêm
Cách 2
Vì ngôn từ giản dị, cốt truyện nhẹ nhàng khơi gợi nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc.
Xem thêm
Cách 2
HĐ2 Câu 5 Câu 5 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Những chi tiết, sự việc hoặc nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật khiến em ấn tượng nhất là thầy Đuy-sen. Thầy là một người chu đáo, tận tâm và rất yêu thương học trò.
Xem thêm
Cách 2
Em ấn tượng nhân vật thầy Đuy-sen - một người chu đáo, tận tâm và rất yêu thương học trò.
Xem thêm
Cách 2
HĐ2 Câu 6 Câu 6 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nếu được nhà văn cho phép thay đổi một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm, em sẽ chọn thay đổi điều gì? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản và nêu ý kiến của em. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nếu được nhà văn cho phép thay đổi một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm, em sẽ tạo ra tình huống hội ngộ của An-tư-nai và thầy Đuy-sen để An-tư-nai có cơ hội bộc lộ tình cảm biết ơn, trân quý của mình đối với thầy giáo.
Xem thêm
Cách 2
Em sẽ tạo ra tình huống hội ngộ của An-tư-nai và thầy Đuy-sen để An-tư-nai có cơ hội bộc lộ tình cảm biết ơn, trân quý của mình đối với thầy giáo
Xem thêm
Cách 2
HĐ2 Câu 7 Câu 7 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Chủ đề của tác phẩm là gì? Chủ đề này có liên quan như thế nào với những vấn đề của đời sống hiện tại? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 Chủ đề của tác phẩm là tình cảm thầy trò. Nó liên quan mật thiết đến vấn đề nhức nhối trong cách cư xử của học sinh đối với thầy cô giáo trong trường học. Các bạn học sinh cần nghiêm túc suy nghĩ về công lao và tâm tư của người thầy, để thấu hiểu và biết ơn những gì mà thầy cô đã dành cho mình.
Xem thêm
Cách 2
- Chủ đề: tình cảm thầy trò. - Liên quan mật thiết đến vấn đề nhức nhối trong cách cư xử của học sinh đối với thầy cô giáo trong trường học.
Xem thêm
Cách 2
HĐ3 Câu 1 ĐỌC ĐỂ ĐỒNG HÀNH VÀ CHIA SẺ Câu 1 (trang 121-122, SGK Ngữ văn 8, tập 2) a. Lời tâm tình của nhà thơ Y Phương cho biết điều gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Nói với con? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến sự biểu đạt cảm xúc và hình tượng trong bài thơ? b. Không chỉ nói về tình phụ tử, tình cảm gia đình, câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” còn thể hiện ý nghĩa gì? Vì sao nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó? c. Qua lời giải thích của nhà thơ Y Phương, những hình ảnh trong các dòng thơ: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” và “Vách nhà ken câu hát” là hình ảnh thực hay tưởng tượng? Vì sao? d. Theo em, điều gì làm nhà thơ xúc động, trăn trở nhất khi viết bài thơ Nói với con? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản và trình bày quan điểm của em. Lời giải chi tiết: Cách 1 a. Lời tâm tình của nhà thơ Y Phương cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ là năm 1980, đất nước gặp vô vàn khó khăn khi mới thoát khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ. Hoàn cảnh ấy đã tác động đến nội dung lời dặn dò trong bài thơ và cách nói chân thành, giản dị mong người con hiểu được lời dạy của cha mẹ, sống làm người tử tế, luôn ghi nhớ cội nguồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. b. Không chỉ nói về tình phụ tử, tình cảm gia đình, câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” còn thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa quê hương mình, khẳng định ý chí quyết tâm mạnh mẽ của người dân quê hương, tuy “thô sơ da thịt” nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục bởi hoàn cảnh. Nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó vì ông rất yêu quê hương, trân quý cội nguồn và truyền thống văn hóa dân tộc mình. Nỗi niềm trăn trở cũng xuất phát từ bối cảnh xã hội có nhiều người biến chất, sẵn sàng chối từ quê hương gốc gác và lai căng một cách dễ dàng. c. Qua lời giải thích của nhà thơ Y Phương, những hình ảnh trong các dòng thơ: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” và “Vách nhà ken câu hát” là hình ảnh thực. Đứa con sinh ra có khởi điểm là cha, mẹ. Còn “Vách nhà ken câu hát” thì nói đến việc người con gái trong vách, người con trai ngoài vách hát cho nhau nghe, hát tràn đêm đến sáng bạch. d. Theo em, điều khiến nhà thơ xúc động, trăn trở nhất khi viết bài thơ Nói với con là niềm tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Mong cho những đứa con và người đọc bao thế hệ có thể ý thức được về cái tốt, cái xấu, biết trân trọng nguồn cội và yêu lấy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, kế thừa và phát huy những điều ấy thật tốt.
Xem thêm
Cách 2
a. Hoàn cảnh ra đời: năm 1980, đất nước gặp vô vàn khó khăn khi mới thoát khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ => tác động đến nội dung lời dặn dò trong bài thơ và cách nói chân thành, giản dị mong người con hiểu được lời dạy của cha mẹ. b. - Ý nghĩa: thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa quê hương mình, khẳng định ý chí quyết tâm mạnh mẽ của người dân quê hương - Nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó vì ông rất yêu quê hương, trân quý cội nguồn và truyền thống văn hóa dân tộc mình. c. Là hình ảnh thực vì đứa con sinh ra có khởi điểm là cha, mẹ còn “Vách nhà ken câu hát” thì nói đến việc người con gái trong vách, người con trai ngoài vách hát cho nhau nghe, hát tràn đêm đến sáng bạch. d. Điều khiến nhà thơ xúc động, trăn trở là niềm tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa.
Xem thêm
Cách 2
HĐ3 Câu 2 Câu 2 (trang 122, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau: a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm? b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về điều gì? c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều gì sẽ làm em hứng thú nhất và đâu là điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm này? d. Sau khi đã tìm hiểu kĩ tác phẩm, em nhận thấy nhan đề có mối liên quan như thế nào với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Phương pháp giải: Chọn tác phẩm đã biết và trả lời theo yêu cầu. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Được viết tại Huế tháng 1 - 1981, in trong tập bút ký cùng tên. Tập sách gồm tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975 nên vẫn còn bừng bừng cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hoàn cảnh sáng tác tại Huế khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm. b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm. Bài tùy bút lột tả vẻ đẹp nhiều khía cạnh để bộc lộ những vẻ đẹp khác nhau nhưng vô cùng trọn vẹn của dòng sông Hương. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, quý mến của tác giả không chỉ đối với dòng sông này mà còn đối với thành phố Huế và con người nơi đây. c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm. Còn điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương, quan sát được dòng sông từ nhiều góc nhìn khác nhau để thêm yêu mến và tự hào về quê hương xứ sở. d. Mối liên quan của nhan đề với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm: - Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng. - Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung. - Lấy tên nhan đề cho bài bút ký dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở người đọc về nguồn gốc tên gọi của dòng sông, nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế. - Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
Xem thêm
Cách 2
Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm. b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm. c. - Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm. - Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương. d. - Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng. - Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung. - Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở. - Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
Xem thêm
Cách 2
Quảng cáo
|