Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết

Hãy nêu tên những truyện cười mà em biết. Chọn kể một truyện cười em cho là thú vị.

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Những mẩu truyện cười nhằm phê phán các kiểu người trong xã hội, dùng tiếng cười để chế giễu những thói hư tật xấu của con người.

Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy nêu tên những truyện cười mà em biết. Chọn kể một truyện cười em cho là thú vị.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và hiểu biết của em để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Một số truyện cười mà em biết: Thầy bói xem voi; Tam đại con gà; Đi chợ; Nhưng nó phải bằng hai mày…

Kể lại truyện Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Truyện cười: Thầy bói xem voi; Tam đại con gà; Đi chợ; Nhưng nó phải bằng hai mày…

- Kể truyện Thầy bói xem voi:

Năm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi có hình thù thế nào.

+ Mỗi ông sờ một bộ phận của voi rồi phán theo ý kiến chủ quan

+ Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

- Một số truyện cười: Kẻ ngốc nhà giàu, Đẽo cày giữa đường, Tam đại con gà, Đi chợ,…

- Kể chuyện: Tam đại con gà

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ” đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

 Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

Truyện cười: Lợn cưới áo mới, Trạng Lợn, Trạng Quỳnh,…

Truyện cười em cho là thú vị nhất: Trạng Quỳnh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Đọc văn bản

Câu hỏi (trang 109, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vì sao nhà hàng cất cái biển?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Nhà hàng phải cất cái biển vì sau những lần sửa biển theo góp ý của mọi người thì đều bị bắt bẻ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Vì cứ sửa biển thì bị mọi người bắt bẻ. 

Nhà hàng cấy cái biển vì nghe lời nhận xét “Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa”.

Vì đã xóa hết chữ ở trên biển đi. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu của con người như: khoe của, không có chính kiến, nói dóc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Phê phán thói khoe của, không có chính kiến, nói dóc.

- Truyện Lợn cưới, áo mới: phê phán những kẻ có thói hay khoe khoang khiến mình trở nên lố bịch trong mắt người khác.

- Truyện Treo biển: phê phán những người không có chính kiến, không biết phân biệt và suy xét kỹ càng mỗi khi được người khác góp ý.

 

- Truyện Nói dóc gặp nhau: phê phán những kẻ ăn nói ba hoa, khoác lác.

Các truyện Lợn cưới, áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau phê phán thói khoe khoang của con người và khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn trong cuộc sống; khuyên mọi người phải có chứng kiến với những quyết định của mình; không nên nói khoác nói sai sự thật. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới có gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và dựa vào kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới đặc biệt ở chỗ: thay vì trả lời vào trọng tâm câu hỏi thì họ lại khoe khoang những thứ không liên quan đến điều mà người hỏi cần. Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ là:

“- Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?

 - Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Cuộc đối thoại của hai nhân vật trong câu chuyện bất hợp lý. Người hỏi cố ý khoe con lợn cưới, người trả lời khoe về chiếc áo mới.

- Trong tình huống đó, người hỏi cần mô tả rõ về con lợn, to hay nhỏ, béo hay gầy, màu lông,.. còn người trả lời chỉ cần nói có hoặc không.

Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” thì lẽ ra anh ta phải trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Với mọi người thì câu trả lời đó thừa thãi. Nhưng với anh ta thì có lẽ câu trả lời đó mới diễn đạt đúng đủ mục đích “khoe” của anh ta. Thật là buồn cười và lố bịch.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết: mặc áo mới ra cửa đứng mong có ai qua người ta sẽ khen, đứng từ sáng đến chiều, phanh vạt áo, cách trả lời dư thông tin khi có người hỏi về “lợn cưới” 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết: ra cửa đứng để mong có ai đi qua người ta khen; phanh hai vạt áo ra mà trả lời.

Tính cách anh chàng có áo mới thể hiện qua chi tiết:

- Anh nọ tính hay khoe của, một hôm may được cái áo mới bèn mặc vào, ra cửa đứng mong có ai đi qua thì khen, nhưng từ sáng đến chiều không thấy ai ngó đến.

- Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

Trong truyện, ta bắt gặp hai anh có tính khoe của gặp nhau. Một anh thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen. Một anh thì muốn khoe với mọi người mình có con lợn cưới. Người có áo mới thì mặc ngay và đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Anh ta tức giận chỉ vì anh ta đã đứng từ sáng đến chiều mà chẳng có ai hỏi. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” rất đắt. Nó lột tả được những điều đáng chê cười ở anh chàng này. Một cái áo mới thì có gì đâu mà đến nổi bỏ cả công ăn việc làm, chỉ “hóng” ở cửa để khoe. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và đặt mình vào vị trí người chủ nhà hàng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hành động của nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển trước những lời nhận xét của mọi người: bỏ dần các chữ trên biển mỗi khi có người chê

Nếu là chủ nhà hàng, trước những lời nhận xét của mọi người, em sẽ: suy nghĩ thật kĩ để xem những lời nhận xét nào phù hợp để tiếp thu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Hành động: đều nghe theo và bỏ một chữ trên biển đi.

- Nếu là chủ nhà hàng, em sẽ suy nghĩ thật kĩ và tiếp thu ý kiến phù hợp.

- Người bán cá trong truyện Treo biển đã thay đổi liên tục theo những lời nhận xét của mọi người:

+ Khi nghe nói “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà giờ lại phải để biển là cá tươi”, nhà hàng bỏ ngay chữ tươi đi.

+ Khi nghe nói “Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải để là “ở đây”, nhà hàng bỏ ngay chữ ở đây đi.

+ Khi nghe nói “Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải để là có bán”, nhà hàng bỏ chữ có bán đi.

 

+ Khi nghe nói “Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa”, nhà hàng liền cất biển đi.

- Nếu là chủ nhà hàng em sẽ xem xét lời góp ý của mọi người, nếu hợp lý sẽ sửa, nếu không hợp lý sẽ có chính kiến riêng của mình.

Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã làm theo những ý kiến của mọi người. Nếu là chủ của nhà hàng thì em sẽ giữ vững lập trường của mình và những ý kiến đó chỉ mang tính chất tham khảo. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê – gỡ biển nhiều lần có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần tình huống bị chê – gỡ biển trong truyện Treo biển: là một thủ pháp gây cười.

Nếu tình huống này chỉ xuất hiện một lần thì ta có thể đánh giá nhà hàng biết tiếp thu ý kiến và điều chỉnh thông tin ở biển hiệu. Như vậy truyện sẽ tạo dựng một tính cách tích cực. Nhưng tình huống lặp lại nhiều lần và kết cục là không còn cái biển, tức là nhà hàng phủ nhận chính mình mặc dù các thông tin trên biển không hề sai và không gây hại. Điều này cho thấy nhà hàng không có khả năng tự đánh giá giá trị, không phân biệt được cái nên và không nền. Trong cuộc sống, đôi khi ta bắt gặp những người như vậy. Khi không có chủ kiến thì dễ bị tác động bởi người khác, thậm chí dễ bị lôi kéo theo người khác. Tiếng cười nảy sinh từ tình huống lặp lại, người đọc tự phát hiện ra tính cách của chủ nhà hàng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Tác dụng: cho thấy kết quả của việc không có chính kiến, cả nghe người khác

Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê – gỡ biển nhiều lần nhằm phê phán những người không có chính kiến của bản thân, chỉ biết làm theo những lời góp ý mà không biết phân biệt đúng sai.

Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê - gỡ biển nhiều lần cho thấy kết quả của việc cả nghe người khác, đã khiến cho người chủ nhà hàng bán cá có việc làm rất kì khôi là bỏ hẳn tấm biển đi, mà theo lẽ thông thường cửa hàng buôn bán nào cũng phải có.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Điều khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau: Anh chàng đi làm ăn xa mới trở về làng và anh chàng nói dóc khác trong làng. Anh đi làm ăn xa tả độ dài của một chiếc ghe (thuyền), anh chàng nói dóc trong làng kể về độ cao của một cái cây. Độ dài của cái ghe và độ cao của cái cây đều phi thực tế. Kiểu nói dóc này có nơi gọi là nói trạng. Có những địa phương nổi tiếng với trò nói trạng này. “Tài năng” của người nói dóc là nghĩ ra những điều không bao giờ có thực, phi lô-gic. Lời nói của hai nhân vật trong truyện đều thể hiện sự bịa đặt, hư cấu cao độ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sự khác thường ở chỗ những điều họ nói đều viển vông, không có khả năng xảy ra trong thực tế.

Sự khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau:

- Lời nói của anh đầu tiên thể hiện tính cách nói khoác lác, ba hoa.

- Lời nói của anh thứ hai tuy khoác lác nhưng ngụ ý nhằm chê bai, phê phán thói nói dóc của anh thứ nhất.

Ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau, sự khác thường ở chỗ những điều họ nói đều viển vông không có khả năng xảy ra trong thực tế.

 
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết nào tạo ra sự bất ngờ cho truyện?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho truyện Nói dóc gặp nhau: anh chàng đi làm ăn xa về muốn khoác lác về chuyện phương xa xứ lạ để lòe mọi người trong làng cho vui, nhưng không ngờ lại bị anh chàng nói dóc trong làng bóc mẽ. Anh chàng nói dóc trong làng dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” để anh chàng đi xa về tự phủ định mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho câu chuyện là lời đáp của anh chàng thứ 2

Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho truyện:

Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?

 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và dựa vào hiểu biết của em để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này, chúng đều mang giọng điệu mỉa mai – châm biếm, tạo ra những yếu tố vô lí, thiếu lô-gic để tạo nên tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Sắc thái, giọng điệu mỉa mai – châm biếm

- Tạo ra những yếu tố vô lí, thiếu lô-gic

- Tạo nên tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu

Ba truyện cười đều mang sắc thái trào phúng, châm biếm nhằm phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Viết

Câu hỏi (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên.

Phương pháp giải:

Trình bày suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán thành đoạn văn theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Truyện cười là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ dân gian, được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Truyện cười được sáng tác không chỉ nhằm mang đến tiếng cười giải trí sau những phút giây lao động mệt mỏi mà còn ngầm phê phán những thói hư tật xấu, qua đó gửi gắm những bài học, ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Khoe khoang là một trong những hành vi của tính cách con người, nhằm gây ra sự chú ý bằng cách nói ra cái tài, cái giỏi của mình cho người khác biết, hay tìm cách che giấu sự thua kém không bằng người khác. Khoe khoang tuy là một đức tính không thực sự tốt, song trong một số trường hợp cũng mang lại mặt tích cực, nhưng hãy biết cách khoe khoang một cách nhẹ nhàng và tế nhị. Nếu chúng ta phô trương: là quá tự tin, tự kiêu, khoe khoang quá đà, biểu hiện của thói quen xấu. Hình ảnh người phô trương sẽ không được sự tôn trọng của mọi người, thậm chí mọi người coi thường… Những người phô trương sẽ khó nhận được sự tin tưởng, họ chạy theo danh hão và nó cản trở sự thành công của họ…Nếu chúng ta khiêm tốn, thiết thực: là biết mình biết ta, nó là biểu hiện của lối sống chân thực, chân thành, của những phẩm chất cao quý, nó nâng cao giá trị của mỗi con người. Ta sẽ được mọi người trân trọng, đề cao, sẽ có thành công trong cuộc sống. Mỗi cá nhân, bằng những hành động cụ thể, có thể đóng góp cho cộng đồng… không chỉ giúp bản thân nâng cao năng lực, hoàn thiện nhân cách mà còn thúc đẩy xã hội cùng tiến bộ, phát triển..

Xem thêm
Cách 2

Thông qua truyện cười “Treo biển” tác giả dân gian đã nhằm phê phán những người không có chính kiến trong xã hội. Những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống. Bất kỳ ai sinh ra cũng có những điểm mạnh nhất định của mình mà chính bản thân ta phải tự mình tìm lấy nó. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, không tin tưởng bản thân mình, luôn chỉ nhìn thấy nhược điểm của mình và sống trong sự chìm đắm, ao ước được như người khác,… những người này nếu không xem xét lại cách sống của bản thân thì sớm trở nên vô định. Tuy nhiên, đừng bị nhầm lẫn có chính kiến riêng với lối sống “bảo thủ”, không chịu nghe ý kiến từ người khác, lúc nào cũng coi ý kiến của mình đưa ra là đúng, là hay nhất. Bởi đôi khi, ta phải biết lắng nghe, biết nhìn nhận để thấy được quan điểm của mình có thật sự đúng đắn. Chính vì vậy, dù ta đang đi học, đi làm hay ở bất cứ vị trí nào trong xã hội thì bản thân mỗi người đều phải có lập trường vững vàng, và hãy biết tiếp thu những ý kiến của người khác một cách thông minh, sử dụng trí tuệ để phân biệt rõ đúng sai mà điều chỉnh cho phù hợp.

Xem thêm
Cách 2

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close