Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 66 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiếtTìm thành phần tình thái trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp: Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Câu 1 Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Tìm thành phần tình thái trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp: a. Mặt nữa, “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều. (Xuân Diệu, Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam) b. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là những cái đó… (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) c. Con cá nằm yên. Có lẽ vì thấm mệt nên giờ đây nó ngủ. (Giuyn Véc-nơ, Cuộc chạm trán trên đại dương) Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm và tác dụng của thành phần tình thái để trả lời. Lời giải chi tiết: Thành phần tình thái: a. chắc hẳn: thể hiện thái độ chắc chắn với nội dung được nhắc đến trong câu. b. hình như: thể hiện thái độ phỏng đoán không chắc chắn. c. có lẽ: dự đoán của người viết về sự vật, hiện tượng được nhắc đến trong câu. Câu 2 Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Tìm 3 – 5 từ chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói về mức độ tin cậy của sự việc được nói tới và đặt một câu với mỗi từ ngữ tìm được. Phương pháp giải: Vận dụng khái niệm về tình thái từ để trả lời. Lời giải chi tiết: - 3 – 5 từ chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói về mức độ tin cậy (theo trình tự tăng dần) của sự việc được nói tới: có vẻ như - chắc - chắc chắn - Đặt câu: 1. Có vẻ như cậu bé đang rất buồn. 2. Chắc chiều nay sẽ mưa đấy. 3. Tôi chắc chắn sẽ được học sinh giỏi năm học này. Câu 3 Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Tìm thành phần cảm thán trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp: a. Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột của tôi! (Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên) b. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn…” rồi thở dài cái thượt “Ứ hự, lụi hụi mà hết năm”. (Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió) Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm và tác dụng của thành phần tình thái để trả lời. Lời giải chi tiết: Thành phần cảm thán: a. Trời ơi: bộc lộ cảm xúc thán phục và cầu khẩn ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột của mình. b. ứ hự: bộc lộ cảm xúc ngỡ ngàng và tiếc rẻ thời gian đã qua.
Quảng cáo
|