Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 24 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết

Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau:

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau:

a. Ai đi vô nơi đây

    Xin dừng chân xứ Nghệ.

(Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ)

b. Đến bờ ni anh bảo:

    “Ruộng mình quên cày xáo

    Nên lúa chín không đều

     Nhớ lấy để mùa sau

     Nhà cố làm cho tốt”.

(Trần Hữu Thung, Thăm lúa)

c. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy

    Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!

(Tố Hữu, Huế tháng Tám)

d. – Nói như cậu thì… còn chi là Huế!

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm hến)

e. Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

(Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió)

Phương pháp giải:

Đọc ngữ liệu để xác định từ địa phương và nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

a. vô → Tác dụng: dùng theo cách của người xứ Nghệ gợi sự thân mật, gần gũi

b. ni → Tác dụng: đưa lời nói thường ngày, mộc mạc vào tạo hình ảnh thơ chân thực, sinh động

c. xiềng, gông → Tác dụng: làm nổi bật cảm xúc tự hào, vui sướng của con người vùng đất cố đô trong ngày cách mạng thành công

d. chi → Tác dụng: âm điệu nhẹ nhàng, mang sắc thái lời ăn tiếng nói của người xứ Huế

e. má, tánh → Tác dụng: phản ánh đời sống một cách chân thực, thể hiện được bản sắc của một vùng đất

Câu 2

Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau:

a. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồng và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã.

(Trích Biên bản họp lớp)

b. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả…

(Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu nhi)

c. Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi “ăn ong” đây!

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

d. Tui xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật.

(Trích một bản tường trình)

Phương pháp giải:

Dựa vào ngữ cảnh câu văn và thể loại văn bản để nhận xét.

Lời giải chi tiết:

a. Việc sử dụng từ địa phương Bắc Bộ trong văn bản hành chính là không hợp lý 

→ phải sử dụng từ ngữ toàn dân nên ta thay "giồng" thành "trồng". 

b. Việc sử dụng từ địa phương xuất hiện ở lời nói của nhân vật trong truyện lại rất tự nhiên, tạo cho người đọc cảm giác như được nghe giọng nói thực của người dân Bắc Bộ

c. Việc sử dụng từ địa phương trong tác phẩm văn học nhằm làm rõ khung cảnh của vùng miền và bối cảnh câu chuyện.  

d. Việc sử dụng từ địa phương trong văn bản tường trình là không hợp lý 

→ phải sử dụng từ ngữ toàn dân nên ta thay "tui" thành "tôi".

Câu 3

Câu 3 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương?

a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường

b. Trò chuyện với những người thân trong gia đình

c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp

d. Nhắn tin cho một bạn thân

e. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách tham quan

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ ngữ địa phương

Lời giải chi tiết:

Trong những trường hợp giao tiếp trên, trường hợp cần tránh dùng từ ngữ địa phương là: a, c, e

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close