Soạn bài Tương tư ngắn gọn nhấtSoạn bài Tương tư Ngữ văn 11 tập 2 trang 49 ngắn gọn nhất, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2) * Nỗi nhớ mong của chàng trai: - Cách nói bóng gió xa xôi: Mượn trời đất nhớ nhau để thổ lộ nỗi nhớ + Nỗi nhớ được xác định trong một khoảng không gian → chủ quan hóa đối tượng: khi người ta tương tư, cảnh vật cũng tương tư, không gian ngập tràn nhung nhớ. + Thể hiện sự nhút nhát, ý nhị và sâu sắc của chàng trai. - Sử dụng thành ngữ “chín nhớ mười mong” để tăng cấp về mức độ cảm xúc → thế giới tâm hồn cụ thể, tình cảm từ một thứ vô hình trở nên hữu hình, cụ thể. - Cấu trúc câu đặc biệt “ Một người... một người” → đẩy hai đối tượng ra xa và nhịp cầu nối giữa hai người là nỗi nhớ. → Tương tư là lẽ dĩ nhiên, là tất yếu của tình yêu. * Những lời kể, trách móc của chàng trai: - Lời trách móc như quy kết, làm cho đối tượng khó chạy tội: “Bảo rằng... xa xôi”. - Nhà thơ phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang → lời buộc tội cho người con gái. - Điệp từ phiếm chỉ “ai” tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được → vừa trách móc, vừa ngẩn ngơ chờ đợi. - Trách vì yêu: Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra ngờ vực, hờn trách → Một kiểu bày tỏ tình cảm. → Nỗi nhớ da diết của chàng trai trải dài suốt tới tận cuối cùng của bài thơ nhưng tình cảm của chàng trai vẫn chưa được đền đáp. → Tình cảm của chàng trai là mối tình đơn phương, chưa được hay biết, chưa được đền đáp. Đó là tình cảm chân thành, tha thiết, nung nấu nhưng thầm lặng của chàng trai thôn quê ý nhị, e dè, thụ động. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2) - Cách bày tỏ tình yêu ý nhị, tinh tế, vận dụng cách nói bóng gió đặc trưng của ca dao dân ca với các biện pháp tu từ quen thuộc, hình ảnh mộc mạc, lối so sánh ví von duyên dáng, hấp dẫn: + Lối so sánh ví von: sử dụng biện pháp hoán dụ: thôn Đoài (chỉ chàng trai) – thôn Đông (chỉ cô gái), ẩn dụ (bến, đò, hoa khuê các, bướm giang hồ), nhân hóa (Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?). + Sử dụng lối nói sóng đôi, tương đồng: Gió mưa…/…của tôi yêu nàng. + Dùng nhiều câu hỏi tu từ: Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?, Bao giờ bến mới gặp đò?, Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau? Cau thôn Đoài nhớ giàu không thôn nào? + Lối nói giãi bày, bộc bạch thường thấy trong ca dao yêu thương tình nghĩa: thôn Đoài - thôn Đông, bến – đò, hoa – bướm, trầu – cau,... → Quan niệm, ước mong về một tình yêu gắn bó, chung thủy. - Giọng điệu thơ: khi tha thiết cồn cào, khi trách cứ tủi hờn, khi hi vọng nhưng nhìn chung giọng điệu chủ đạo là giọng chân thành, trầm lắng, vô vọng. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2) - Nhận xét của Hoài Thanh là nhận xét đúng. - Trong thơ của Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước". Thể hện qua: + Những câu thơ bình dị nhưng có sức lôi cuốn + Ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi, mang đậm cách biểu đạt và bày tỏ bóng gió, xa xôi trong tình yêu của người dân quê Bắc Bộ Việt Nam. + Tình cảm, cảm xúc chân thành, tế nhị, kín đáo. + Thể loại thơ dân tộc: lục bát. + Hình ảnh mộc mạc, đậm chất làng Việt: thôn Đoài, thôn Đông, trầu, cau, giời, + Lối so sánh, ví von và cách bày tỏ tình cảm đậm đà phong vị ca dao dân ca. Bố cục Video hướng dẫn giải Bố cục: 2 phần - Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi tương tư của chàng trai. - Phần 2 (4 câu còn lại): Ước vọng lứa đôi hòa hợp. Nội dung chính
Quảng cáo
|