Soạn bài Chiều xuân ngắn gọn nhất

Soạn bài Chiều xuân trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 52 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Dưới ngòi bút của Anh Thơ hiện lên bức tranh làng quê bình dị, yên bình, thanh nhã, tĩnh lặng trong một buổi chiều xuân đặc trưng của Bắc Bộ (khai thác hình ảnh, trạng thái, màu sắc,…)

- Khổ 1: Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng tromg cơn mưa xuân dịu êm với các hình cảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng.

- Khổ 2: Bức tranh sinh động nhẹ nhàng: đàn trâu gặm cỏ, những cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có sự tươi mát, thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ.

- Khổ 3: cảnh êm đềm, nhẹ nhàng. Đặc biệt đoạn thơ có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Ở khổ 3 này Anh Thơ đã sử dụng thủ pháp dùng cái động để nói cái tĩnh. Bài thơ có được cái ấm áp của cảnh đời thường: cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, giật mình cô gái yếm thắm.

→ Ba khổ thơ khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 52 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Cảm nhận về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ:

- Bài thơ tả cảnh nhưng lại gợi ra rất rõ cái không khí và nhịp sống muôn đời ở nông thôn ta thời trước, đó là sự bình yên. Sự vật được miêu tả đều chậm rãi, khoan thai.

- Phải chờ đợi đến ba câu cuối của bài thơ, người đọc mới thấy xuất hiện hình ảnh con người. Nhưng con người sao cũng thụ động quá:

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

         Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

→ Câu thơ tả động nhưng thực ra là để nói cái tĩnh. Và nói cái tĩnh tất nhiên cũng lại để tiếp tục nhấn mạnh vào cái nhịp sống rất bình yên của một vùng quê mà dường như tất cả vẫn còn rất nguyên sơ vậy.



Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 52 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tìm hiểu về từ láy trong bài thơ:

- Trong bài nhà thơ đã dùng rất nhiều từ láy: mưa thì êm êm, quán tranh đứng im lìm, hoa xoan rụng tơi bời, đàn sáo mổ vu vơ, mấy cánh bướm rập rờn, những trâu bò thong thả, ... để dựng cảnh, để gợi cái trạng thái tinh thần của cảnh.

- Trong đó có từ láy có tính chất giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả, ... (trừ từ tơi bời) đã diễn tả thành công trạng thái thụ động, đều đều của cảnh vật

→ Thể hiện nổi bật vẻ dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân cũng như của nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả.

 


Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 3 phần

- Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.

- Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.

- Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.




Nội dung chính

- Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.

- Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha. 

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close