Soạn bài Tinh thần thể dục - Ngắn gọnI. KIẾN THỨC CƠ BẢN Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hưng Yên), trong một gia đình quan lại phong kiến xuất thân khoa bảng bắt đầu sa sút Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1) * Bố cục: 3 phần - Đoạn 1 (từ đầu đến..Nay sức, Lê Thăng): giới thiệu lệnh của trên qua trát quan về làng. - Đoạn 2 (tiếp đó đến Vâng): những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp xin ông Lí (Lí trưởng). - Đoạn 3 (còn lại): cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng. * Cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn: - Sau đoạn mở đầu giới thiệu tờ trát của tri huyện Lê Thăng là cảnh thứ nhất thì truyện bao gồm thêm năm cảnh trong đó: năm cảnh sau liên kết với nhau để thể hiện chủ đề, trào phúng cái tinh thần thể dục trước cách mạng. + Cảnh 1: Tờ trát về làng với giọng cứng nhắc, hách dịch là nguyên nhân cho tất cả các cảnh sau. + Ba cảnh sau là ba cảnh đối phó khác nhau của dân làng trước cái lệnh sắt đá của quan huyện. + Hai cảnh cuối cùng là cảnh tróc nã dữ dội, đưa người xem đi đá bóng mà như dẫn giải tù binh. → Các cảnh tưởng như rời rạc nhưng lại được móc nối với nhau trong mối quan hệ nhân quả, cùng thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1) - Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: mâu thuẫn giữa chính quyền bịp bợm, tàn bạo với người dân nghèo khổ. - Mâu thuẫn riêng trong từng cảnh: + Cảnh 1: Yêu cầu người dân đi xem bóng đá, một hoạt động thể thao bằng một cái lệnh. + Cảnh 2: Anh Mịch van xin ông Lí miễn cho việc đi xem đá bóng vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Nhưng những lời van xin thống thiết của anh không làm ông Lí động lòng. + Cảnh 3: Bác Phô gái xin cho chồng mình không phải đi xem đá bóng với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông Lí. Lời van xin cũng không kém phần thống thiết nhưng ông Lí cũng rất kiên quyết “Ốm gần chết cũng phải đi. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”.
+ Cảnh 4: Bà cụ Phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có nhiều tiền hơn. Bà có ba hào để đút lót ông Lí. Bà có tiền để thuê người đi thay. Vì vậy phản ứng của ông Lí nhã nhặn hơn. Ông không dọa nạt mà chỉ trách nhẹ “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”, sau khi đã bỏ ba hào vào túi. + Cảnh 5: Cảnh van xin, người chạy chọt, người trốn tránh khiến các ông lí dịch trong làng vô cùng vất vả với việc bắt người đi xem thể thao. Đánh đập, quán thảo, chửi rủa.. Cảnh tượng thương tâm nhất là cảnh thằng Cò ôm con trốn trong đống rơm mà cũng không thoát. Giải áp đoàn người đi xem thể thao như giải áp tù binh. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Ý nghĩa của truyện Tinh thần thể dục: - Vạch trần sự tàn bạo, bịp bợm của chính quyền thực dân nửa phong kiến qua cái gọi là “phong trào thể dục thể thao”. - Phản ánh thảm cảnh khốn khổ, cùng cực của dân ta. Trong khi đời sống nhân dân muôn vàn cực khổ thì chính quyền tay sai thực dân lại áp đặt những trò thể thao tiêu khiển xa xỉ. Tóm tắt Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng tập trung để lên sân vận động để bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi xem bóng đá. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục nhưng cuối cùng vẫn không đủ số người đi xem theo lệnh quan trên. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá diễn ra giống như một cuộc bắt phu phen vậy. Nội dung chính
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|