Soạn bài Tiếng gà trưa SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiếtĐọc trước bài thơ Tiếng gà trưa, tìm hiểu thêm về tác giả Xuân Quỳnh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Chuẩn bị 1 Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7, tập 1): Đọc trước bài thơ Tiếng gà trưa, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Quỳnh Phương pháp giải: Đọc bài thơ, tìm hiểu về tác giả Lời giải chi tiết: Cách 1 * Tác giả Xuân Quỳnh: - Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. - Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam. - Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. - Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001. - Một số tác phẩm tiêu biểu: + Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu… + Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)...
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
+ Xuân Quỳnh (1942-1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội). Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành. + Tháng 2 năm 1956, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Áo. Từ năm 1962- 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội nhà văn VN. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Xuân Quỳnh mất ngày29/8/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. + Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. + Các tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (thơ-1963), Hoa dọc chiến hào (thơ-1968), Gió Lào cát trắng (thơ-1974), Lời ru trên mặt đất (thơ-1978), Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982),Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985), Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984), Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi)…. + Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. - Tác giả Xuân Quỳnh
- Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chuẩn bị 2 Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7, tập 1): Chia sẻ cùng bạn bè về kỉ niệm với những người thân trong gia đình mà em nhớ nhất Phương pháp giải: Chia sẻ kỉ niệm của mình với người thân mà em nhớ nhất Gợi ý: - Kỉ niệm đó là gì? Với ai? - Kể lại kỉ niệm đó - Kỉ niệm đó đem lại cho em xảm xúc gì? Lời giải chi tiết: Cách 1 Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với bố là Tết Trung thu năm ngoái. Bố em đã tự tay làm lồng đèn ông sao cho em. Tự tay bố đan chẻ tre, chuốt nan và làm khung đèn con thỏ, đèn con cá chép và đèn ông sao. Em vui lắm vì được ngắm nghía bố tập trung làm từng chi tiết của chiếc lồng đèn
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Kỉ niệm với người thân trong nhà đình: mỗi người có những kỉ niệm riêng khác nhau, các bạn sẽ nhớ lại và chia sẻ cho bạn bè cùng nghe về những kỉ niệm đó. Một số kỉ niệm với người thân như đi du lịch cùng nhau, bữa cơm đoàn viên ngày Tết…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 1 Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7, tập 1): Đọc lướt bài thơ, chỉ ra dòng nào không đủ năm tiếng. Số dòng trong mỗi khổ có giống nhau không? Phương pháp giải: Đếm chữ trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ Lời giải chi tiết: Cách 1 - Các dòng thơ không phải năm chữ: dòng “Tiếng gà trưa” ở đầu mỗi khổ 2, 3 và 5. - Trong mỗi khổ, số dòng dài ngắn khác nhau. Chẳng hạn khổ 1 có 7 dòng, khổ 2 có 6 dòng, khổ 3 lại có 4 dòng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Dòng thơ không phải 5 chữ trong bài là: “Tiếng gà trưa”. - Số dòng trong mỗi khổ không giống nhau, có khổ 4 dòng, khổ 5 dòng, khổ 6 dòng… Dòng thơ không đủ năm tiếng: “Tiếng gà trưa”. Số dòng trong mỗi khổ không giống nhau.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 2 Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 7, tập 1): Xác định vần và nhịp của bài thơ Phương pháp giải: Đọc bài thơ, xác định vần và nhịp. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Cách gieo vần trong bài thơ rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. - Các dòng thơ chủ yếu ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, có dòng thơ ngắt nhịp 1/4.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Vần thơ: vần chân, vần cách. - Nhịp thơ: 3/2, 2/3 Cách gieo vần linh hoạt: xa - ta, trắng - nắng, tới - mới, quốc - thuộc Nhịp thơ: chủ yếu là 2/3 hoặc 3/2
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 1 Câu 1 (trang 51, SGK Ngữ Văn 7, tập 1): Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai? Phương pháp giải: Đọc bài thơ và xác định nhân vật trữ tình, chỉ ra cảm xúc xuyên suốt Lời giải chi tiết: Cách 1 - Cảm xúc xuyên suốt bài thơ chính là nỗi nhớ. - Nguồn khơi gợi cảm xúc: + Trên đường đánh giặc người lính chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thanh quen thuộc ấy gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng đặc biệt là hình ảnh người bà với tình yêu và sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu cùng khắc sâu thâm tình của đất nước quê hương. + Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa ⟹ tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ ⟹ Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. ⟹ Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường. - Người xưng cháu trong bài thơ chính là người lính đang trên đường ra trận
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Cảm xúc xuyên suốt bài thơ là cảm xúc, tình cảm của người cháu với bà và ổ trứng hồng. - Cảm xúc đó được khơi gợi từ tiếng gà trưa trên đường mà người cháu đang hành quân xa nhà. - Người xưng cháu trong bài thơ chính là tác giả Xuân Quỳnh đang trên đường hành quân, nghe được tiếng gà trưa và nhớ về người bà yêu quý. Cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa: nỗi nhớ Cảm xúc đó được khơi gợi từ tiếng gà trưa. Người xưng “cháu” trong bài thơ là người chiến sĩ đã nhiều năm xa nhà.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 2 Câu 2 (trang 51, SGK Ngữ Văn 7, tập 1): Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc bài thơ và đếm số lần lặp lại của câu thơ. Liệt kê các hình ảnh gắn với tiếng gà trưa và chọn ra hình ảnh ấn tượng nhất Lời giải chi tiết: Cách 1 - Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần ở đầu của 3 khổ thơ 2,3 và 5. - Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ. - Em ấn tượng nhất với hình ảnh người bà lo lắng chăm nuôi đàn gà, đùm bọc chắt chiu để dành dụm tiền mua quần áo mới cho người cháu, xây lên những ước mơ tươi đẹp tuổi thần tiên. Hình ảnh đó thể hiện được tình cảm bà cháu thân thuộc, bà hết lòng tần tảo hy sinh để cháu có cuộc sống ấm no hạnh phúc
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần trong bài thơ. - “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh: ổ rơm, trứng hồng, gà mái mơ, gà mái vàng, hình ảnh bà soi trứng và kỉ niệm: bà bán trứng và mua cho quần áo mới: quần chéo go ống rộng, cái áo trúc bâu. - Em ấn tượng nhất với hình ảnh con gà gà mái mơ/ khắp mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng/ lông óng như màu nắng bởi vì đó là hình ảnh đẹp, gần gũi với em, và gợi cho em về tuổi thơ vui chơi bên bạn bè quanh xóm nhỏ. - Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại ba lần. - Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ:
- Ấn tượng với hình ảnh bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu. Vì hình ảnh trên đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của bà dành cho cháu, đó cũng là sự tần tảo hy sinh của bà.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 3 Câu 3 (trang 51, SGK Ngữ Văn 7, tập 1): Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà? Phương pháp giải: Liệt kê những hình ảnh, chi tiết gắn với bà. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh bà và tình cảm của người cháu dành cho bà Lời giải chi tiết: Cách 1 Người bà hiện lên qua các hình ảnh, chi tiết: - Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo: Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu - Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu: dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới. - Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu. ⟹ Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu thương yêu, kính trọng và biết ơn bà.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết: tay bà khum soi trứng, bà lo lắng khi mùa đông đến đàn gà toi. Qua đó ta thấy hình ảnh người bà chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan. - Tình cảm người cháu dành cho bà sâu nặng, thắm thiết, cháu yêu thương, quý trọng, biết ơn bà. - Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết: Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh trúc bâu Đi qua nghe sột soạt - Qua đó, người bà hiện lên với vẻ đẹp giản dị, tần tảo và giàu đức hình sinh. Tình cảm bà cháu vô cùng chân thành, cảm động.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 4 Câu 4 (trang 51, SGK Ngữ Văn 7, tập 1): Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn? Phương pháp giải: Liên hệ với bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Cách 1 Mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn, ta phải một mình chống đỡ và giải quyết những vấn đề phức tạp. Khi ấy, những ký ức về ngày bé thơ được chăm bẵm nâng niu sẽ bất giác hiện lên. Một cách vô thức, ta chợt nhớ tới bố mẹ, ông bà và gia đình thân yêu, những người đã chăm sóc lo lắng cho ta từng miếng ăn giấc ngủ, để ta có được ngày này, dũng cảm đối diện với những khó khăn phía trước.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn bởi gia đình là điểm tựa tinh thần của mỗi người, là nơi chúng ta gắn bó, trưởng thành. Mỗi thành viên trong gia đình đều yêu thương, đùm bọc, chia sẻ mọi buồn vui với nhau, khi xa nhau luôn nghĩ về để mong muốn được an ủi động viên, mong muốn được chia sẻ để vượt qua mọi khó khan thử thách. Chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn bởi họ chính là điểm tựa vững chắc - những người gắn bó nhất, luôn yêu thương và chia sẻ trong mọi hoàn cảnh.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quảng cáo
|