Soạn bài Chất làm gỉ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết

Đọc trước truyện ngắn Chất làm gỉ, tìm hiểu thêm các tư liệu về truyện khoa học viễn tưởng và tác giả Rây Brét-bơ-ry - nhà văn Mỹ nổi tiếng về truyện khoa học viễn tưởng, đã được nhận các giải thưởng Franh-klin (Franklin) và O Hen-ry (O Henry)

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

 

Truyện kể về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách làm gỉ tất cả các loại súng máy, xe tăng đồng thời thể hiện một ước mơ về một chất có thể giúp xóa bỏ các loại vũ khí chết chóc, hướng đến mục đích vì hòa bình của thế giới.


Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 65, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc trước truyện ngắn Chất làm gỉ, tìm hiểu thêm các tư liệu về truyện khoa học viễn tưởng và thông tin tác giả Rây Brét-bơ-ry.

Phương pháp giải:

Tham khảo sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

Cách 1

1. Truyện khoa học viễn tưởng

- Truyện khoa học viễn tưởng là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học, thường khám phá hoặc dự đoán những hệ quả, hậu quả tiềm tàng của những đổi mới trong khoa học, xã hội và công nghệ.

2. Tác giả

Ray Bradbury Douglas (22 tháng 8 năm 1920 — 5 tháng 6 năm 2012) là một nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng, và bí ẩn người Mỹ. Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết 451 độ F (Fahrenheit 451, 1953) và tập hợp những câu chuyện khoa học viễn tưởng như The Martian Chronicles (1950) và Người minh họa (The Illustrated Man, 1951), Ray Bradbury là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ 20 và 21 của nước Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Rây Brét-bơ-ry (1920-2012), là một nhà văn Mỹ nổi tiếng về truyện khoa học viễn tưởng. Ông được coi là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ 20 và 21 của nước Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình. Rây Brét-bơ-ry cũng đã được nhận được nhiều giải thưởng lớn như giải thưởng O Hen-ry (О Henry) và Ben-gia-min Franh-klin (Benjamin Franklin).

Rây Brét-bơ-ry sinh năm 1920, mất năm 2022, người Mĩ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 65, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em đã thấy gỉ sắt bao giờ chưa? Hãy tìm hiểu và miêu tả hiện tượng sắt bị gỉ sẽ như thế nào.

Phương pháp giải:

Liên hệ hiểu biết của em

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Rỉ sắt (hay gỉ sét) là sắt bị oxy hóa. Rỉ sét được hình thành do sắt kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt sắt thép bị rỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp rỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Em đã từng thấy gỉ sắt rồi. Hiện tượng sắt bị gỉ là những vật liệu, thiết bị bằng sắt bị oxit hóa khiến chúng bị ăn mòn, chuyển sang màu nâu, giòn, xốp và dễ vỡ vụn. Hiện tượng này làm hỏng các thiết bị bằng sắt, khiến nó không sử dụng được. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do độ ẩm trong không khí cao làm đẩy nhanh quá trình oxit hóa sắt.

Hiện tượng gỉ sắt: Trên bề mặt sắt có những lớp có màu nâu hoặc nâu đỏ, rất dễ vỡ

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 65, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đại tá muốn làm gì với viên trung sĩ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần đầu của văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đại tá muốn thuyên chuyển viên trung sĩ đi nơi khác, có thể là sang bên kia đại dương và phục vụ trong một quân đoàn nào đó thật xa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đại tá muốn chuyển công tác cho viên trung sĩ vì anh không hoàn thành được các nhiệm vụ được giao.

Đại tá muốn thuyên chuyển viên trung sĩ đi nơi khác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Viên trung sĩ muốn gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Anh trung sĩ nhún vai…như vậy đó

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Viên trung sĩ muốn sống không có chiến tranh. Anh muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm, những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, những chiếc xe tăng bỗng đổ rụi, chui qua mặt đường nhựa và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong các hố có lấp đầy nhựa đường.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Viên trung sĩ muốn sống mà không có chiến tranh. Anh muốn tất cả các vũ khí bao gồm đại bác, bom mìn sẽ không còn tồn tại, trả lại cho anh cuộc sống bình yên trong sự hòa bình, không chiến tranh.

Viên trung sĩ muốn sống không có chiến tranh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đại tá có tin vào ý tưởng của viên trung sĩ không?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “- Anh hãy dẹp ý tưởng về chất làm hoen gỉ…thành bụi ngay

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đại tá không tin vào ý tưởng của viên trung sĩ

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đại tá không tin vào những lời viên trung sĩ nói

Đại tá không tin vào ý tưởng của viên trung sĩ, nghĩ rằng anh ta đang nói đùa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tại sao đại tá lại khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Đại tá cúi thấp người…thảm họa chiến tranh

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đại tá khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu vì đại tá nghĩ rằng viên trung sĩ cần có sự giúp đỡ của bác sĩ khám chữa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đại tá khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu vì nghĩ rằng anh đang bị bệnh về tâm nó, bị chứng hoang tưởng, bởi ý tưởng của anh đang chống lại lý tưởng của chính nơi anh làm việc và nó là một điều khó có thể thực hiện

Đại tá nghĩ rằng viên trung sĩ cần có sự giúp đỡ của bác sĩ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 5

Câu 5 (trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Viên trung sĩ đã nêu các dự định gì của mình

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ "- Đại tá hẳn nghĩ rằng ... thảm họa chiến tranh. [...]"

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Viên trung sĩ đã nêu những dự định:

- Điều chỉnh các thiết bị siêu nhỏ cho bất cứ loại thép nào và trong vài ngày đi khắp châu Mỹ

- Anh ta sẽ hủy diệt ngay bất cứ phương tiện kĩ thuật nào chống lại

- Sau đó, anh ta sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, viên trung sĩ sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm họa chiến tranh

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Viên trung sĩ đã nêu các dự định:

- Tạo ra một thiết bị nhỏ có thể nhét vừa bao diêm

- Tầm hoạt động của nó là chín nghìn dặm

- Tôi có thể điều chỉnh nó cho bất cú loại thép nào trong vài ngày đi khắp châu Mỹ.

- Tôi sẽ hủy diệt ngay bát cứ phương tiện kỹ thuật nào chống lại chúng ta. Sau đó, tôi sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, tôi sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm họa chiến tranh.

Dự định: Phá hủy vũ khí chiến tranh bằng chất làm gỉ, đầu tiên là khắp châu Mỹ trong vài ngày, sau đó sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm họa chiến tranh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 6

Câu 6 (trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đến lúc này, đại tá có tin những điều viên trung sĩ nói không?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đến lúc này, đại tá vẫn chưa tin viên trung sĩ

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đến lúc này, đại tá vẫn không tin vào những điều viên trung sĩ nói.

Đại tá vẫn không tin những điều viên trung sĩ nói và đưa phiếu khám bệnh cho anh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 7

Câu 7 (trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nội dung phần (2) kể về chuyện gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (2)

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Phần 2 kể về việc viên đại tá cho rằng những ý nghĩ của trung sĩ là điên rồ và gọi cho bác sĩ để chữa trị cho anh ta. Nhưng sau đó, tất cả những điều mà trung sĩ nói lại trở thành hiện thực khi súng và các thiết bị điện tử bị hóa thành bột mịn khiến đại tá tức điên lên.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nội dung phần 2 kể về cuộc hội thoại giữa đại tá và bác sĩ Mét-thiu và phản ứng của đại tá khi chứng kiến ý tưởng của viên trung sĩ thành sự thật

Phần (2) kể về việc đại tá gọi cho bác sĩ Mét-thiu để nhờ chữa bệnh cho viên trung sĩ. Nhưng sau đó, tất cả những điều viên trung sĩ nói đã xảy ra, khiến đại tá tức giận và đòi bắt anh ta.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 8

Câu 8 (trang 68, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Vì sao người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “giọng nói đứt quãng…vô định trên mặt đường

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá bắn viên trung sĩ vì những khẩu súng của họ đang biến thành vụn sắt gỉ màu vàng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bởi tất cả súng, đạn, các vũ khí bằng sắt đều đã biến thành đống vụn sắt màu vàng, anh lính gác đang chứng kiến sự việc đó, nó khiến anh sợ hãi, bất ngờ và không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Khẩu súng đã biến thành vụn sắt gỉ màu vàng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 9

Câu 9 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Kết thúc truyện có gì đặc sắc? Liệu đại tá có làm gì được viên trung sĩ không?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần kết thúc văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Kết thúc truyện đặc sắc ở chỗ khẩu súng lục kim loại của đại tá cất trong ngăn kéo đã biến thành vụn sắt gỉ, ông tức giận vô cùng và đuổi bắt viên trung sĩ. Đại tá sẽ không làm gì được viên trung sĩ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Điểm đặc sắc của kết thúc truyện là đại tá ra ngoài, tính tìm một dụng cụ gì để xử lí viên trung sĩ, nhưng không dám sử dụng cái gì bằng thép, chỉ dám tìm đồ bằng gỗ.

- Em nghĩ rằng đại tá sẽ không tìm được viên trung sĩ, bởi anh sẽ đoán được đại tá sẽ tìm anh ấy và anh ấy sẽ trốn đi, sau đó thực hiện những dự định của mình.

Đại tá phải dùng chiếc ghế gỗ để tóm viên trung sĩ. Đại tá không thể làm gì được viên trung sĩ, vì anh ta có thể đã trốn thoát.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Truyện kể về sự kiện gì? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Truyện kể về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách làm gỉ tất cả các loại súng máy, xe tăng. Viên đại tá đã cho rằng những ý tưởng đó là điên rồ và gọi điện cho bác sĩ nhưng sau đó lại tức điên lên vì những điều trung sĩ nói đều trở thành hiện thực.

Truyện có các nhân vật: đại tá, trung sĩ, bác sĩ và quân lính. Trong đó đại tá và trung sĩ là hai nhân vật chính

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Truyện kể về một anh trung sĩ với lý tưởng cao cả, phát minh ra thiết bị biến những vũ khí chiến tranh thành đống đổ nát nhưng chẳng ai chịu tin anh làm được cho đến khi anh thử chúng với vũ khí thật sự.

- Nhân vật chính: viên trung sĩ trẻ và đại tá.

- Truyện kể về sự việc:

  • Đại tá muốn thuyên chuyển viên trung sĩ.
  • Viên trung sĩ nói về ý tưởng của mình, nhưng đại tá không tin và yêu cầu anh đến khám bác sĩ.
  • Những lời viên trung sĩ nói thành sự thật, đại tá tức giận và muốn giết chết anh.
- Những nhân vật: viên trung sĩ, đại tá, bác sĩ Mét-thiu, người lính gác.

- Nhân vật chính: viên trung sĩ và đại tá.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hiểu “chất làm gỉ” là gì? Ý tưởng về "chất làm gỉ" của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào? Đoạn văn nào trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý cơ sở phát minh mà viên trung sĩ đề xuất

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Em hiểu “chất làm gỉ” là chất khiến các loại súng máy, vũ khí chiến tranh bị hóa thành bột hoặc vô hiệu hóa, không thể thực hiện chức năng chiến đấu, giết chóc

- Đoạn văn nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng chất làm gỉ thể hiện rõ nhất ở đoạn viên trung sĩ giải thích cho ông đại tá ý tưởng khoa học của mình: “Phát minh này dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định. Nếu như đại tá nghiên cứu chúng, đại tá hẳn biết rằng các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Tôi đi tìm một nhân tố nào đó có khả năng phá huỷ sự cân bằng của chúng. Có lẽ đại tá biết là tôi nghiên cứu vật lí và luyện kim... Trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ là trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước. Cần tìm ra phương pháp nào đó để gây ra ở thép một hiệu ứng “sốc thần kinh”. Khi đó, hơi nước sẽ tự làm công việc của nó.”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Theo em, “chất làm gỉ” là chất ăn mòn những vật liệu bằng sắt, thép, phá hủy và biến chúng thành không thể sử dụng được.

- Ý tưởng làm hoen gỉ các vật liệu làm bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở cấu trúc nguyên tử xác định.

- Đoạn văn nêu lên những khiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy là đoạn văn từ “Không, tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy… tan vụn ra thành bụi ngay.”

- “Chất làm gỉ”: Chất tạo ra phản ứng khiến các kim loại bị hoen gỉ.

- Ý tưởng làm hoen gỉ các vật bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định.

- Đoạn văn trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy: “- Không, tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy… tan vụn ra thành bụi ngay”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của "chất làm gỉ' được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở lời đối thoại nói về ước mơ của viên trung sĩ qua đoạn văn: “Các thiết bị của tôi nhỏ đến nỗi có thể nhét vừa trong bao diêm. Tầm hoạt động của nó là chín trăm dặm. Tôi có thể điều chỉnh nó cho bất cứ loại thép nào và trong vài ngày đi khắp châu Mỹ. Những quốc gia khác không thể sử dụng thiết bị này, vì tôi sẽ huỷ diệt ngay cứ phương tiện kĩ thuật nào chống lại chúng ta. Sau đó, tôi sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, tôi sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm hoạ chiến tranh.”

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gì được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn:

- “Ông đặt tạm ống nói sang một bên, nhìn khắp mặt bàn,… cầm lấy máy điện thoại.”

- “Đại tá ngồi phịch… chiếc lốp cao su lăn đi một cách vô định trên mặt đường.”

- “Nói rồi ông quẳng ống nghe xuống…tránh xa cái bàn.”

Các đoạn văn là:

  • “- Tôi muốn sống không có chiến tranh… Đó, ước mơ của tôi là như vậy đó”.
  • “- Không, tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy... tan vụn ra thành bụi ngay”.
  • “Ông không nhìn thấy và nghe thấy gì… những chiếc lốp cao su lăn đi một cách vô định trên mặt đường”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Ý tưởng dùng "chất làm gỉ" để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa xóa bỏ vũ khí để chấm dứt chiến tranh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hoá tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa thể hiện một khát vọng về một thế giới không còn chiến tranh, không còn vũ khí hạt nhân, một thế giới hòa bình, con người chung sống, hòa thuận với nhau.

Ý nghĩa: Mong muốn chấm dứt chiến tranh, thế giới được sống trong bình yên.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hãy nêu nhận xét của em về tính cách nhân vật đại tá trong truyện

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật đại tá

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhân vật đại tá là một người có tính cách nóng nảy và độc đoán. Ông gạt phăng tất cả những dự định, ước mơ của viên trung sĩ và khăng khăng yêu cầu cấp dưới phải làm theo mệnh lệnh, còn gọi cho bác sĩ vì cho rằng trung sĩ có vấn đề thần kinh

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nhận xét của em về tính cách nhân vật đại tá: đó là một người cương trực, thẳng thắn, luôn giữ vững lí tưởng, lập trường của mình là người chỉ huy quân đội, người tham gia trực tiếp vào cuộc chiến.

Đại tá là một con người bảo thủ, đa nghi và thiếu đi sự đồng cảm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Người viết gửi gắm ước mơ gì qua câu chuyện? Điều đó còn có ý nghĩa với xã hội hiện nay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Truyện thể hiện ước mơ xóa bỏ vũ khí, chấm dứt chiến tranh của người viết. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội hiện nay. Khi các nước phát triển đang chạy đua vũ trang, phát minh ra các loại vũ khí vô cùng tân tiến thì nguy cơ bùng phát chiến tranh lại càng cao. Chính vì thế tác phẩm này đã thể hiện một ước mơ về một chất có thể giúp xóa bỏ các loại vũ khí chết chóc, hướng đến mục đích vì hòa bình của thế giới.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Truyện thể hiện mơ ước của người viết về một thế giới hòa bình, không chiến tranh.

- Điều đó vẫn còn ý nghĩa trong xã hội hiện nay. Bởi ngày nay, khi khoa học-công nghệ ngày càng phát triển, các vũ khí ngày càng hiện đại và có sức công phá rất lớn vì vậy nếu chiến tranh nổ ra, hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng cả về con người và cơ sở vật chất. Vì vậy, ngày nay mong ước về một thế giới hòa bình, không chiến tranh vẫn tồn tại và dần biến thành hành động.

- Ước mơ: Thế giới được sống trong hòa bình.

- Điều đó có ý nghĩa trong xã hội hiện nay. Khi những vấn đề về xung đột sắc tộc, vũ khí hạt nhân… vẫn còn tồn tại, đe dọa đến nền hòa bình của thế giới.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close