Soạn bài Mẹ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiếtBài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Chuẩn bị 1 Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao? Phương pháp giải: Đọc bài thơ, xác định vần và nhịp Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bài thơ được chia làm 5 khổ - Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ. - Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3
Xem thêm
Cách 2
Bài thơ được chia làm năm khổ. Vần được gieo: vần chân (thẳng - trắng, già - xa) Nhịp thơ: 2/2 hoặc 1/3
Xem thêm
Cách 2
Chuẩn bị 2 Câu 2 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Phương pháp giải: Đọc bài thơ, xác định nhân vật trữ tình và tình cảm được thể hiện trong bài Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bài thơ viết về mẹ và sự già đi của người mẹ theo năm tháng. - Người bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ là người con
Xem thêm
Cách 2
Bài thơ viết về người mẹ và viết về sự già đi của mẹ theo thời gian. Người con đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ.
Xem thêm
Cách 2
Chuẩn bị 3 Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì? Phương pháp giải: Đọc bài thơ, xác định các biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng nghệ thuật của chúng Lời giải chi tiết: Cách 1 - Hình ảnh sóng đôi “cau” và “mẹ”: Thông qua hình ảnh cây cau, quả cau gần gũi thân thuộc, nhà thơ bày tỏ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già, mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. - Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”: gợi ra sự liên tưởng về tuổi già khiến lòng người con quặn thắt khi “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”. - Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: ví von hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ. Từ đó, nhà thơ thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”. - Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.
Xem thêm
Cách 2
Hình ảnh “cau” và “mẹ”: Với hình ảnh cây cau vốn gần gũi, nhà thơ bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”: Gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ. Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: Hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên sự già nua héo hắt của người mẹ. Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”: Hỏi đấy mà như muốn bộc lộ nỗi xót xa, đau lòng trước thực tại.
Xem thêm
Cách 2
Chuẩn bị 4 Câu 4 (trang 45, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Kể tên một số bài thơ bốn chữ mà em đã học hoặc đã đọc Phương pháp giải: Sưu tầm một số bài thơ bốn chữ. Đọc trước bài thơ Mẹ và tìm hiểu về tác giả Đỗ Trung Lai Lời giải chi tiết: Cách 1 Một số bài thơ bốn chữ: Mùa thu của em (Quang Huy), Hai chị em (Lưu Trọng Lư).
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài thơ bốn chữ mà em biết là bài Lượm của Tố Hữu và bài Chị em của Lưu Trọng Lư. Một số bài thơ bốn chữ mà em đã học hoặc đã đọc: Con chim chiền chiện (Huy Cận), Lượm (Tố Hữu), Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)...
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chuẩn bị 5 Câu 5 (trang 45, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Đọc trước bài thơ Mẹ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Đỗ Trung Lai. Phương pháp giải: Đọc trước bài thơ Mẹ và tìm hiểu về tác giả Đỗ Trung Lai Lời giải chi tiết: Cách 1 * Tác giả Đỗ Trung Lai: - Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây - Con đường sự nghiệp: + Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo. + Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên. - Các tác phẩm tiêu biểu: + Đêm sông Cầu (thơ, 1990) + Anh em và những người khác (thơ, 1990) + Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991) + Thơ và tranh (1998) + Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đỗ Trung Lai sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày. Đỗ Trung Lai sinh năm 1950, quê ở Hà Nội.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chuẩn bị 6 Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn Phương pháp giải: Chia sẻ cảm nghĩ của em về người mẹ kính yêu Lời giải chi tiết: Cách 1 Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc biết ơn và tự hào. Mẹ dõi theo từng bữa ăn, giấc ngủ, mọi cung bậc cảm xúc vui buồn em đều có thể sẻ chia với mẹ. Mẹ hi sinh cho em nhiều mà chưa bao giờ mẹ đòi hỏi trả công. Với em, mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Mỗi khi nghĩ về mẹ, em sẽ cảm thấy biết ơn, yêu thương và trân trọng. Bởi đó là người đã sinh ra em, đưa em đến với thế giới này. Nuôi nấng em và chăm lo cho em về mọi mặt. Em cảm thấy rất biết ơn về những việc mẹ đã làm cho em. Vì vậy em sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo với mẹ, chăm chỉ học tập để sau này có thể báo đáp ơn dưỡng dục của mẹ. Mỗi khi nghĩ về mẹ, chúng ta thường cảm thấy yêu mến, kính trọng và biết ơn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 1 Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa? Phương pháp giải: Đọc kĩ hai khổ thơ đầu, chú ý các từ ngữ miêu tả mối quan hệ của “mẹ” và “cau” Lời giải chi tiết: Cách 1 Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ đối lập với nhau về nghĩa. - lưng mẹ “còng” >< cau “thẳng” - cau “ngọn xanh rờn” >< mẹ “đầu bạc trắng” - cau “ngày càng cao” >< mẹ “ngày một thấp” - cau “gần giời” >< mẹ “gần đất”
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Các từ “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và khổ 2 có mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tác giả sử dụng hình ảnh mẹ song hành với hình ảnh cau nhằm chỉ ra sự bất tương đồng giữa mẹ và cau. Từ đó làm nổi bật lên hình ảnh mẹ ngày càng già. Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ đối lập với nhau về nghĩa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 2 Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc? Phương pháp giải: Đọc kĩ câu thơ để xác định Lời giải chi tiết: Cách 1 Dòng 18 dùng để bộc lộ cảm xúc
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Dòng 18 dùng để bộc lộ cảm xúc thay vì hỏi. Như một sự bất lực đến tột cùng, người con thốt ra những lời tuyệt vọng như không thể chấp nhận sự thật. Bởi ai rồi cũng già đi ta và mẹ ta cũng vậy. Dòng 18 để bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 1 Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, Xem lại đặc điểm của thể thơ bốn chữ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Cách 1 Đặc điểm của thể thơ bốn chữ qua bài thơ Mẹ ở các yếu tố: - Số tiếng ở các dòng thơ: 4 - Các dòng thơ ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3. - Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Số tiếng: 4 chữ trên một dòng, bốn câu trong một khổ - Nhịp: 2/2, 1/3 - Vần: vần cách (thẳng-trắng), vần liền (tư-tám, ngày-ngày, gần-gần), vần hỗn hợp (khô-khô). Số tiếng: 4 Nhịp: 2/2 hoặc 1/3 Vần: vần chân
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 2 Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, xác định nhân vật trữ tình và cảm xúc trong bài Lời giải chi tiết: Cách 1 Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. Cảm nhận chung sau khi đọc bài thơ: xót xa thương cảm trước hình ảnh gầy guộc già nua của người mẹ theo năm tháng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài thơ mẹ là lời của người con bộc lộ sự tiếc nuối, bất lực, xót xa trước sự già đi của người mẹ. Từng lời thơ của tác giả đều thể hiện rõ sự yêu thương, trân trọng của người con dành cho mẹ của mình. Ai cũng vậy, rồi cũng sẽ già đi và chết, cả chúng ta và mẹ của chúng ta cũng vậy. Nhìn ta ngày một lớn lên, dõi theo cuộc đời ta còn bản thân thì ngày một già yếu đi. Đến đây không khỏi khiến chúng ta – những người con không khỏi nhói lòng. Ai cũng mong muốn mẹ của mình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng mong muốn đó không thể đánh bại được sự tạo hóa. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể trân trọng mẹ, yêu thương và chăm sóc mẹ nhiều hơn. - Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa, thương cảm khi mẹ ngày càng có tuổi. - Cảm nhận sau khi đọc bài thơ: Xúc động trước tình cảm của người con, thấu hiểu và yêu thương mẹ nhiều hơn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 3 Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ: + Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất + Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời - Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ: + Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng + So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”. + Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.
Xem thêm
Cách 2
- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ: “còng”, “thẳng”, “xanh rờn”, “bạc trắng”, “cao-thấp”, “gần giời”, “gần đất”, “bổ”, “khô”… - Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ tương phản (người mẹ ngày càng già đi – cau ngày càng lớn lên) → Tác dụng: làm nổi bật sự ngày càng già yếu của người mẹ qua việc đối chiếu sự tương phản giữa mẹ và cây cau.
Xem thêm
Cách 2
- Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:
- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ và tác dụng:
CH cuối bài 4 Câu 4 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, chú ý các câu thơ bộc lộ cảm xúc của người con Lời giải chi tiết: Cách 1 - Các từ ngữ, hình ảnh: + So sánh “mẹ” và “miếng cau khô”: Một miếng cau khô / Khô gầy như mẹ + Cử chỉ và cảm xúc của người con: Con nâng trên tay / Không cầm được lệ + Câu hỏi của người con: Ngẩng hỏi giời vậy / - Sao mẹ ta già? - Tình cảm của người con với mẹ: + Thương mẹ, thổn thức, xót xa khi nghĩ đến người mẹ già nua “gần đất, xa trời” + Nhận ra quy luật của cuộc đời: mẹ đã già, yếu. Một mặt, thảng thốt ngỡ ngàng, mặt khác chấp nhận quy luật đó
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài: “Khô gầy như mẹ/ Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ”, “Ngẩng hỏi giời vậy/ - Sao mẹ ta già?”. - Những hình ảnh trên thể hiện sự yêu mến, xót xa và trân trọng người mẹ của mình. Mẹ đã ngày càng già yếu, thói quen cũng dần thay đổi. Chứng kiến sự già yếu đó, người con không khỏi xót xa, bất lực và ngày càng thương mẹ. Người đã chịu biết bao đắng cay, ngọt bùi để con có được ngày hôm nay, điều đó khiến tác giả không tự khỏi trách cứ bản thân không làm gì được cho mẹ. “Một miếng cau khô Khổ thơ thể hiện sự trân trọng, yêu mến dành cho người mẹ. Nhưng cũng là nỗi xót xa không thể kìm nén được khi mẹ ngày càng già đi. Ngẩng đầu hỏi giời Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 5 Câu 5 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa người mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, em hãy chọn hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất Lời giải chi tiết: Cách 1 Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, hình ảnh miếng cau khô - “khô gầy như mẹ” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hình ảnh người mẹ hao gầy được ví như miếng cau khô cho thấy sự vất vả, hi sinh suốt một đời người. Tất cả gợi lên những tình cảm thân thương, quen thuộc để ta dễ dàng cảm thông và thấu hiểu cho mẹ, thương cho tuổi già của mẹ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong những hình ảnh tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh cây cau. Sự đối lập của nó với người mẹ đã làm nổi bật nên hình ảnh một người mẹ đang ngày càng già yếu theo dòng chảy của thời gian. Cau thì vẫn vậy, ngày càng lớn lên, cao thêm, nhưng còn mẹ, ngày càng yếu đi, già đi. Đó là một hình ảnh gần gũi, giản dị và thân thương Hình ảnh: Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ. Nguyên nhân: Hình ảnh so sánh đã diễn tả được sự héo hắt, già nua của mẹ trước thời gian tàn nhẫn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 6 Câu 6 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy? Phương pháp giải: Liên hệ thực tế gia đình em Lời giải chi tiết: Cách 1 Bài tham khảo 1: Theo năm tháng, những người thân trong gia đình em đã có nhiều thay đổi. Trên khuôn mặt của bố mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, chị gái em đã thành một thiếu nữ. Trước sự thay đổi ấy, em thấy càng yêu thương và trân quý gia đình hơn. Bài tham khảo 2: Qua năm tháng, em thấy tóc mẹ lại có thêm nhiều sợi bạc, ở khóe mắt bắt đầu xuất hiện những vết chân chim. Mắt mẹ cũng không còn tinh nhạy như hồi em còn bé, giờ mẹ phải nhờ em xâu chỉ. Nhận ra tuổi tác của mẹ ngày một lớn lên theo năm tháng, em thấy thương mẹ vì đã luôn vất vả tảo tần chăm lo vun vén cho em, cho cả gia đình. Biết ơn mẹ, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thành tài, sau này trở thành công dân có ích, chăm sóc cho mẹ và khiến mẹ tự hào.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quan sát người thân trong gia đình em qua năm tháng, sự thay đổi của họ tạo cho em cảm giác vui buồn lẫn lộn. Vui vì em trai của em ngày càng lớn lên, biết nghĩ và biết giúp đỡ bố mẹ. Buồn vì bố mẹ ngày càng già đi, tóc ngày càng bạc trắng. Nó khiến em có cảm giác xót xa, tiếc nuối bởi bản thân chưa làm được gì nhiều cho bố mẹ, vậy mà bố mẹ đã già đi, yếu đi. Đồng thời, nó khiến em càng biết trân trọng những khoảnh khắc bên cạnh những người thân yêu hơn. Em tự nhủ bản thân phải yêu thương bố mẹ nhiều hơn, nghe lời nhiều hơn và luôn khiến bố mẹ vui lòng - Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi: ngày càng lớn tuổi hơn, sức khỏe không còn như trước. - Cảm xúc: xót xa, nhưng cũng thêm yêu quý, trân trọng những người thân trong gia đình nhiều hơn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài đọc
Quảng cáo
|