Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết

Đọc trước văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Phạm Văn Đồng.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Tác phẩm đã nêu lên một trong những đức tính cao đẹp của Bác Hồ: sự giản dị. Đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.


Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đọc trước văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Phạm Văn Đồng.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và tìm hiểu thông tin về tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Phạm Văn Đồng (1906-2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc

- Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tác giả Phạm Văn Đồng:

+ Phạm Văn Đồng (1906 -2000) sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ sớm và là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hóa, văn nghệ lớn. Phạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987) và là học trò, cộng sự của Hồ Chí Minh => Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, Phạm Văn Đồng được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn học,...

+ Sự nghiệp văn học: Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh. Tác phẩm chính: Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Văn hóa đổi mới… 

Phạm Văn Đồng (1906 - 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Sưu tầm một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ.

Phương pháp giải:

Sưu tầm và kể lại câu chuyện về đức tính giản dị của Bác.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện 1: Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được “chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được. Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép... Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’. Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác.... - Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói. Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi... Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa... - Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi... Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác... Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến...

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh. - Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn. - Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn “thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

Câu chuyện 2: Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên Chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Đất nước giải phóng, hòa bình lập lại, trở về Thủ đô, là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn giữ nếp sống ấy.

Tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, vào mùa hè nắng chang chang, trời oi ả, Bác vẫn đi bách bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này) cách ba, bốn trăm mét. Mồ hôi ra ướt áo.

Trời quá nóng bức, bác sĩ Lê Văn Mẫn đi bên cạnh quạt cho Bác. Lúc đầu vì chưa chuẩn bị nên bác sĩ mang theo quạt lông chim, Bác phê bình nhẹ nhàng: Chú làm như ở trong triều ấy. Thấy vậy, ông vội cất đi. Khi Bác đi qua bụi cọ ông nghĩ ra cách cắt mảnh lá cọ làm quạt, chắc Bác vừa ý.

Quạt lá cọ có cái tiện là nếu đầu tua rách thì cắt bớt đi. Ngày hôm sau ông đã có quạt lá cọ đi phe phẩy bên cạnh Bác. Sau khi đi bách bộ xong Bác bảo để quạt lại cho Bác.

Về sau ở trong cơ quan xuất hiện rất nhiều quạt lá cọ. Bác sợ lạc mất quạt của mình nên châm thuốc lá vào quạt làm dấu. Bác cũng dùng quạt giấy, nhưng quạt giấy có nhược điểm là lúc mới có mùi hôi, khó chịu, lúc cũ hay gẫy nan. Theo ý Bác ông đã phải làm nẹp băng dính mấy nan gẫy rồi, nhưng Bác không chịu cho thay cái mới.

Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: Dưa, cà, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang sống khó khăn.

Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà để cùng vào một chiếc đĩa con. Một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh chua. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa.

Vào ăn Bác dự liệu nếu ăn không hết thì Bác san canh sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác xếp lại đĩa to, đĩa con, bát to, bát con, để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với nhà bếp: - Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo:- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

+ Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hòa bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý.

+ Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà: "Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.". Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà: "Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.".

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 3

Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Trong cuộc sống hằng ngày, em đã gặp được một người có lối sống giản dị chưa? Hãy chuẩn bị giới thiệu về một người có lối sống giản dị mà em biết (ông, bà, bố, mẹ hoặc thầy giáo, cô giáo, bạn bè cùng lớp…)

Phương pháp giải:

Giới thiệu về một người có lối sống giản dị.

Lời giải chi tiết:

Người có lối sống giản dị mà tôi muốn kể là mẹ của tôi. Mẹ giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng để mặc được thật lâu, rất ít khi phải mua đồ mới. Xung quanh nhà trồng rất nhiều rau, bữa cơm có thể thiếu thịt nhưng nhất định phải có rau xanh. Mẹ hay bảo: “Có tí rau xanh mới dễ nuốt”. Là một người phụ nữ mẫu mực luôn yêu chồng thương con, mẹ cũng rèn giũa cho chúng tôi về lối sống giản dị như giữ gìn đồ đạc để sử dụng được lâu, không bỏ mứa đồ ăn hoặc lãng phí thời gian cho những trò nghịch dại vô bổ.

Xem thêm
Cách 2

Trong cuộc sống hằng ngày, em đã gặp một người có lối sống giản dị. Đó là mẹ em. Mẹ đã tảo tần để nuôi hai anh em em. Mẹ dành dụm tiền để chúng em được ăn no, mặc ấm. Nhưng mẹ lại cố gắng tiết kiệm chi tiêu cho bản thân mình.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (1), chú ý câu văn đầu tiên

Lời giải chi tiết:

Phần 1 nêu vấn đề trực tiếp.

Câu chứa đựng thông tin chính là: “Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

Xem thêm
Cách 2

- Phần 1 nêu vấn đề trực tiếp.

- Câu chứa đựng thông tin chính: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Để chứng minh đức tính giản dị của Bác, tác giả đưa ra hệ thống lí lẽ và dẫn chứng song hành logic, bao gồm:

+ Bữa ăn thanh đạm

+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

+ Giản dị trong lời nói bài viết

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng phần 2: lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng chính xác, cụ thể để chứng minh cho sự giản dị trong tác phong sinh hoạt, đời sống của Bác Hồ.

Lí lẽ

Dẫn chứng

Con người của bác, đời sống của bác giản dị

- Bữa cơm vài ba món, ăn không để vãi hạt nào

- Nhà ở vài ba phòng lộng gió thoáng mát và phảng phất hương hoa nhài.

- Việc gì tự làm được sẽ không nhờ người khác.

Tác giả đã đưa ra hệ thống lí lẽ và dẫn chứng song hành với nhau.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phần (3) nêu lí lẽ hay bằng chứng?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản, chú ý phần (3)

Lời giải chi tiết:

Phần 3 sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:

- Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết.

- Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Phần 3 nêu lí lẽ: Đời sống vật chất giản dị hòa với đời sống tâm hồn phong phú

Phần (3) nêu lí lẽ: Lời bình luận về lối sống giản dị của Bác Hồ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Tác giả nêu lên vấn đề gì trong phần (4)?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Nội dung phần 4 là: Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương tập ở Bác

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Tác giả nêu lên vấn đề trong phần 4: Bác giản dị trong lời nói, bài viết.

Đức tính giản dị của Bác được thể hiện trong lời nói và bài viết.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là gì? Người viết đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Vấn đề chính: Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Để làm sáng tỏ ý kiến đó, tác giả đã nêu lên các phương diện sau: giản dị trong đời sống (ăn, mặc, làm việc và sinh hoạt hằng ngày); giản dị trong quan hệ với mọi người và giản dị trong nói, viết

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Quan điểm của tác giả Phạm Văn Đồng trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường giản dị và vô cùng khiêm tốn.

- Người viết đã làm sáng tỏ quan điểm đó từ những phương diện trong đời sống và con người của Bác:

+ Giản dị trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

+ Giản dị trong đời sống và mối quan hệ với mọi người

+ Giản dị trong lời nói, bài viết

- Vấn đề chính: Khẳng định lối sống giản dị của Bác Hồ.

- Người viết đã làm sáng tỏ quan điểm đó từ những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác:

+ Bữa ăn

+ Nhà ở

+ Trang phục

+ Cách làm việc

+ Lời nói và bài viết

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

* Trình tự lập luận của bài:

- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống

- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên

+ Bữa ăn thanh đạm

+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

+ Giản dị trong lời nói bài viết

=> Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu ... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp): Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch giản dị ở Bác Hồ

- Phần 2 (Tiếp... trong thế giới ngày nay): Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt và lối sống, việc làm.

+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản

+ Cái nhà sàn chỉ hai, ba phòng, hòa cùng thiên nhiên

+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến phục vụ

+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phóng khoáng, cao đẹp

+ Giản dị trong lời nói bài viết

- Phần 3 (Còn lại): Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương Bác

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Trình tự triển khai nội dung: nêu vấn đề -> đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh -> khái quát lại vấn đề 

- Bố cục 3 phần:

+ Mở bài: nêu vấn đề

+ Thân bài: giải quyết vấn đề

+ Kết bài: khái quát lại vấn đề

- Trình tự triển khai: Nêu nhận định chung, sau đó chứng minh lối sống giản dị của Bác qua các phương diện.

- Bố cục:

+ Phần 1. Từ đầu đến “ trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp ”. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.

+ Phần 2. Còn lại. Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản, chú ý phần (2)

Lời giải chi tiết:

- Ở phần (2), tác giả đi sâu vào chứng minh cho đời sốn giản dị của Bác Hồ qua các bằng chứng cụ thể về đời sống và trong quan hệ với mọi người

- Các lí lẽ và bằng chứng trong văn bản rất cụ thể, rõ ràng, phong phú và sinh động nên rất thuyết phục với người đọc về lối sống giản dị của Bác Hồ; cũng là làm sáng tỏ được mục đích bài viết của tác giả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần 2: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chứng minh, bình luận và biểu cảm đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện hiểu biết sâu sắc và tình cảm chân thành của tác giả.

- Điều làm nên sức thuyết phục của phần này là lí lẽ kết hợp với những dẫn chứng xác thực đáng tin cậy.

Tác giả đã đưa ra các lí lẽ kết hợp với dẫn chứng cụ thể để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.

Điều làm nên sức thuyết phục của phần này: Lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, phong phú.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (4) của văn bản

Lời giải chi tiết:

Để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã nhấn mạnh thêm sự nhất quán trong đức tính giản dị của Bác. Tác giả dùng cách nêu lí lẽ: Bác không những giản dị trong đời sống và quan hệ với mọi người mà còn giản dị trong cả cách viết, cách nói. Từ các ví dụ cụ thể mà nhận xét, bình luận khái quát về sức mạnh của cách viết, cách nói giản dị ấy.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục bằng cách nêu ra những câu nói cô đọng, hàm súc về nội dung ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc của Bác. Tiếp đó tác giả đưa ra lời bình luận: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lời bình luận này của tác giả đã đề cao sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. 

Người viết đã đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi”, mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết này: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”? 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Câu kết “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng." nhằm khẳng định và nhấn mạnh sức ảnh hưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung, đức tính giản dị của Bác nói riêng tới dân tộc Việt Nam. Người chính là tấm gương sáng chói về phẩm chất và lí tưởng để hàng triệu con người noi theo.

Xem thêm
Cách 2

Tác giả muốn khẳng định điều qua câu kết: sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Đức tính giản dị:

- Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiểu, không rắc rối.

- Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách.

- Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị.

- Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục yêu thương.

Để rèn luyện đức tính giản dị, tôi sẽ giữ gìn đồ đạc từ những thói quen nhỏ nhất, từ bỏ thói quen lãng phí đồ ăn và chăm tập thể dục thể thao giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Qua văn bản, em hiểu đức tính giản dị là một trong những đức tính, phẩm chất cao đẹp mà mỗi người cần tạo lập cho mình. Đức tính ấy được biểu hiện ở lối sống đơn giản không xa hoa, không cầu kì; ở nhiều khía cạnh: ăn mặc, nói năng, hành động,...

- Để rèn luyện đức tính ấy em sẽ: 

+ Nói năng nhỏ nhẹ, dễ nghe, dễ hiểu, lễ phép với mọi người

+ Ăn đơn giản, gia đình có gì ăn nấy, không đòi hỏi.

+ Học tập: thực hành tiết kiệm, tích cực, sáng tạo và thân thiện.

- Đức tính giản dị là sống một cách tự nhiên, đơn giản với những thứ mình có.

- Những việc làm để rèn luyện đức tính ấy:

+ Học tập tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Tích cực học tập kiến thức, tham gia các hoạt động ngoại khóa…

+ Sống tiết kiệm, biết trân trọng thiên nhiên…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close