Soạn bài Tập làm thơ tám chữ - Ngắn gọn nhấtSoạn văn lớp 9 tập 1 ngắn gọn bài Tập làm thơ tám chữ. Câu 1: Nhận diện thể thơ tám chữ. Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Phần 1 Video hướng dẫn giải 1. Nhận diện thể thơ tám chữ Câu hỏi (a): Mỗi dòng ở các đoạn thơ có 8 chữ. Câu hỏi (b): Đoạn thơ của Thế Lữ gieo vần chân, liên tiếp: tan - ngàn, mới - gội, bừng – rừng, gắt – mật; đoạn thơ của Bằng Việt gieo vần chân, liên tiếp: về - nghe, học – nhọc, bà – xa; đoạn thơ của Tố Hữu gieo vần chân, gián cách (cách một câu mới có vần với nhau): ngát – hát, non – son, đứng – dựng, tiên – nhiên. Câu hỏi (c): Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt. Ví dụ, đoạn thơ thứ nhất: Nào đâu/ những đêm vàng/ bên bờ suối, Ta say mồi/ đứng uống/ ánh trăng tan? Đâu những ngày/ mưa chuyển/ bốn phương ngàn Ta lặng ngắm/ giang sơn ta/ đổi mới? Đâu những bình minh/ cây xanh nắng gội Tiếng chim ca/ giấc ngủ ta/ tưng bừng? Đâu những chiều/ lênh láng máu sau rừng Ta đợi/ chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy/ riêng phần bí mật? Than ôi!/ Thời oanh liệt/ nay còn đâu? (Thế Lữ, Nhớ rừng) Phần 2 Video hướng dẫn giải 2. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ Trả lời câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Điền từ vào chỗ trống cuối các dòng thơ: Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa. (Tố Hữu, Tháp đổ) Trả lời câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Các từ ngữ còn thiếu trong các câu thơ của Xuân Diệu là: - Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất; - Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn - Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Trả lời câu 3 (trang 151 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Bằng cảm nhận về vần, về thanh điệu, ta nhận ra được rằng câu thơ thứ ba bị chép sai ở từ rộn rã. Âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ gương ở cuối câu thơ trên (đoạn thơ gieo vần chân liên tiếp). Đoạn thơ được chép đúng là: Giờ nao nức của một thời trẻ dại ! Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương ! Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường , Rương nhỏ nhỏ với linh hồn bằng ngọc. Trả lời câu 4 (trang 151 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Nếu chưa quen với thể thơ này, trước hết em chưa cần làm hay, mà hãy làm cho “xuôi nghĩa” (thông về nghĩa, không gượng ép đến nỗi mất cả nghĩa) và “xuôi tai” (đảm bảo đúng số chữ, có vần, có nhịp). Phần 3 Video hướng dẫn giải 3. Thực hành làm thơ tám chữ Trả lời câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Đọc toàn bộ khổ thơ để thấy khổ thơ này gieo vần gián cách: Tiếng “trắng” (câu 1) vần với tiếng “nắng” (câu 3). Vậy tiếng cuối cùng của câu 4 phải mang thanh bằng và chứa vần “a” để vần với “xa” ở câu 2. Tiếng thứ sáu câu 3 phải là thanh bằng để giữ nhịp (đổi thanh điệu so với câu 2). Khổ thơ chép đầy đủ là: Trời trong biếc không qua mây gợn trắng, Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa. Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng, Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua. (Anh Thơ, Trưa hè) Trả lời câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Em tự sáng tác câu thơ thứ tư. Gợi ý: Với 3 câu đã cho, ta thấy khổ thơ gieo vần gián cách: tiếng “lạ” (Câu 1) vầ với “rã” (Câu 3). Vậy tiếng cuối cùng câu 4 phải vần với “trường” (Câu 2). Ngoài ra còn phải tính đến sự phù hợp về nghĩa. Tham khảo: Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã Sao trong lòng giờ vẫn cứ vấn vương Trả lời câu 3 (trang 151 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Làm theo hướng dẫn trong SGK. Chú ý: Ngoài nhận xét về vần, nhịp đã đạt chưa, nếu có bài thơ hay, câu thơ hay nên “bình” để làm sáng rõ cái hay, cái đẹp của bài thơ, câu thơ. Đoạn thơ tham khảo: Lòng chợt buồn nhớ lại thời thơ ấu Thời gian trôi thấm thoát đã lớn khôn Kỉ niệm ngày xưa bao điều chôn giấu Bỗng ùa về trong nỗi nhớ quê hương. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|