Soạn bài Nghị luận trong văn tự sự - Ngắn gọn nhất

Soạn văn lớp 9 tập 1 ngắn gọn bài Nghị luận trong văn tự sự. Câu 1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

Trả lời câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a. Những câu nghị luận:

* Đoạn a:

- Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.

- Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ. Vì sao vậy?

+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (từ một quy luật tự nhiên).

+ Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa (như quy luật tự nhiên đã nói trên mà thôi).

+ Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

=> “Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

* Đoạn b: 

- Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ thường).

- Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công).

- Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung – chắc gì ai nhường cho ai.

- Thứ tư: Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều).

=> Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. 

b.

- Nội dung và vai trò yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: Làm nội dung tự sự mạch lạc, khúc chiết. Tăng tính triết lí cho câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật.

Phần II

II. Luyện tập

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục I.1 (trong SGK) là lời của nhân vật ông giáo, ông thuyết phục bạn đọc, thuyết phục điều cố tìm mà hiểu những người xung quanh để cảm thông và thương yêu họ. Nếu có ai vì quá khổ mà mất khả năng cảm thông, không có khả năng đồng cảm với người khác – như là vợ ông giáo – thì ta cũng không vì thế mà giận họ.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Nàng Kiều đã khen Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Đó là sau khi đã nghe Hoạn Thư kêu ca chạy tội. (Dựa vào phần tìm hiểu bài bên trên).

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close