Lý thuyết Phương trình bậc hai một ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo1. Định nghĩa phương trình bậc hai một ẩn Phương trình bậc hai một ẩn (còn gọi là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng \(a{x^2} + bx + c = 0\), trong đó x là ẩn; a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và \(a \ne 0\). Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
1. Định nghĩa phương trình bậc hai một ẩn
Ví dụ: Phương trình \(2{x^2} - 3x + 1 = 0\) là phương trình bậc hai với \(a = 2;b = - 3;c = 1\). Phương trình \({x^2} - 3 = 0\) là phương trình bậc hai với \(a = 1,b = 0,c = - 3\). Phương trình \(0{x^2} - 2x - 3 = 0\) không là phương trình bậc hai vì \(a = 0\). 2. Giải một số phương trình bậc hai dạng đặc biệt Giải phương trình bậc hai khuyết số hạng tự do (dạng \(a{x^2} + bx = 0\) \(\left( {a \ne 0,c = 0} \right)\))
Ví dụ: Giải phương trình \(2{x^2} - 4x = 0\) Ta có: \(\begin{array}{l}2{x^2} - 4x = 0\\2x\left( {x - 2} \right) = 0\end{array}\) \(x = 0\) hoặc \(x - 2 = 0\) \(x = 0\) hoặc \(x = 2\). Vậy phương trình có hai nghiệm \({x_1} = 0,{x_2} = 2\). Giải phương trình bậc hai khuyết số hạng bậc nhất (dạng \(a{x^2} + c = 0\) \(\left( {a \ne 0,b = 0} \right)\))
Ví dụ: 1. Giải phương trình \({x^2} - 9 = 0\) Ta có: \(\begin{array}{l}{x^2} - 9 = 0\\{x^2} = 9\end{array}\) \(x = 3\) hoặc \(x = - 3\) Vậy phương trình có hai nghiệm \({x_1} = 3,{x_2} = - 3\). 2. Giải phương trình \({\left( {x + 1} \right)^2} = 3\) Ta có: \({\left( {x + 1} \right)^2} = 3\) \(x + 1 = \sqrt 3 \) hoặc \(x + 1 = - \sqrt 3 \) \(x = - 1 + \sqrt 3 \) hoặc \(x = - 1 - \sqrt 3 \) Vậy phương trình có hai nghiệm \({x_1} = - 1 + \sqrt 3 ,{x_2} = - 1 - \sqrt 3 \). Giải phương trình bậc hai dạng \({x^2} + bx = c\)
Ví dụ: Giải phương trình \({x^2} - 4x = 1\) Ta có: \(\begin{array}{l}{x^2} - 4x = 5\\{x^2} - 4x + 4 = 5 + 4\\{\left( {x - 2} \right)^2} = 9\end{array}\) \(x - 2 = 3\) hoặc \(x - 2 = - 3\) suy ra \(x = 5\) hoặc \(x = - 1\). Vậy phương trình có hai nghiệm \({x_1} = 5,{x_2} = - 1\). 3. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai Công thức nghiệm của phương trình bậc hai:
Ví dụ: Giải phương trình \({x^2} - 7x - 8 = 0\). Ta có: \(a = 1,b = - 7,c = - 8\). \(\Delta = {b^2} - 4ac = {\left( { - 7} \right)^2} - 4.1.\left( { - 8} \right) = 81 > 0\). Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là \({x_1} = \frac{{ - \left( { - 7} \right) + \sqrt {81} }}{{2.1}} = 8;{x_2} = \frac{{ - \left( { - 7} \right) - \sqrt {81} }}{{2.1}} = - 1\). Chú ý: Nếu phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\) có a và c trái dấu, tức là \(ac < 0\), thì \(\Delta = {b^2} - 4ac > 0\). Khi đó, phương trình có hai nghiệm phân biệt. Ví dụ: Phương trình \({x^2} + 3572x - 3573 = 0\) có \(a = 1 > 0,c = - 3573 < 0\), suy ra a và c trái dấu. Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt. Công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai:
Ví dụ: Giải phương trình \(7{x^2} - 12x + 5 = 0\). Ta có: \(a = 7,b' = - 6,c = 5\). \(\Delta ' = b{'^2} - ac = {\left( { - 6} \right)^2} - 7.5 = 1 > 0\). Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là \({x_1} = \frac{{ - \left( { - 6} \right) + 1}}{7} = 1;{x_2} = \frac{{ - \left( { - 6} \right) - 1}}{7} = \frac{5}{7}\). 3. Tìm nghiệm của phương trình bậc hai bằng máy tính cầm tay Sử dụng máy tính cầm tay, ta có thể dễ dạng tìm nghiệm của các phương trình bậc hai. Bước 1. Ta sử dụng loại máy tính cầm tay (MTCT) có chức năng này (có phím MODE/MENU). - Đối với máy Fx-570VN PLUS, ta bấm phím MODE rồi bấm phím 5 rồi bấm phím 3 để chuyển về chế độ giải phương trình bậc hai. - Đối với máy Fx-580VNX, ta bấm MENU rồi bấm phím 9 để chọn tính năng Equation/Func (Ptrình/HệPtrình). Bấm phím 2 để chọn Polynomial Degree Cuối cùng, bấm phím 2 để giải phương trình bậc hai Bước 2. Ta nhập các hệ số \(a,b,c\) bằng cách bấm Đối với phương trình bậc hai có nghiệm kép, ta nhận được kết quả hiển thị trên màn hình như sau: Đối với phương trình bậc hai vô nghiệm, ta nhận được kết quả hiển thị trên màn hình như sau: 5. Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai
Ví dụ: Một ca nô xuất phát từ một bến và có chuyển động thẳng theo hướng Đông. Cùng lúc đó, một tàu thủy rời bến và chuyển động thẳng theo hướng Nam với tốc độ lớn hơn tốc độ của ca nô 8km/h. Tính tốc độ của ca nô, biết sau một giờ kể từ lúc xuất phát, khoảng cách giữa ca nô với tàu thủy là 40km. Lời giải: Gọi tốc độ của ca nô là \(x\left( {km/h} \right)\left( {x > 0} \right)\). Tốc độ của tàu thủy là \(x + 8\left( {km/h} \right)\). Gọi A là vị trí của bến, gọi B, C lần lượt là vị trí của ca nô và tàu thủy sau khi rời bến 1 giờ (như hình vẽ). Quãng đường ca nô đi được sau 1 giờ là: \(AB = x.1 = x\left( {km} \right)\) Quãng đường tàu thủy đi được sau 1 giờ là: \(AC = \left( {x + 8} \right).1 = x + 8\left( {km} \right)\) Ca nô và tày thủy chuyển động theo hai hướng vuông góc với nhau nên tam giác ABC vuông tại A. Ta có: \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\) (định lí Pythagore). \(\begin{array}{l}{x^2} + {\left( {x + 8} \right)^2} - {40^2}\\{x^2} + {x^2} + 16x + 64 = 1600\\2{x^2} + 16x - 1536 = 0\\{x^2} + 8x - 768 = 0\end{array}\) Ta có: \(\Delta ' = {4^2} + 768 = 784,\sqrt {\Delta '} = 28\). Suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = \frac{{ - 4 - 28}}{1} = - 32\) (loại); \({x_2} = \frac{{ - 4 + 28}}{1} = 24\) (thỏa mãn điều kiện). Vậy tốc độ của ca nô là \(24km/h\).
Quảng cáo
|