Lý thuyết Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Địa lí 8Lý thuyết Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Quảng cáo
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN - Thành lập ngày 8/8/1967 với 5 nước thành viên ban đầu gồm: Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. - Liên tục kết nạp thêm các nước, hiện có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Ti-mo). - Các mục tiêu phát triển thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử, thay đổi từ liên kết quân sự sang hợp tác về kinh tế, văn hóa xã hội. - Mục tiêu chung xây dựng 1 cộng đồng đoàn kết, hợp tác vì 1 ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển. - Nguyên tắc hoạt động: +) Tự nguyện +) Tôn trọng chủ quyền của nhau +) Hợp tác ngày càng toàn diện 2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội - Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên, văn hóa xã hội để hợp tác phát triển kinh tế. - Năm 1989, ba nước Malaysia, Singapore và Indonesia đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-giô-ri. => đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, đặc biệt là công nghiệp. - Những biểu hiện khác của sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á: + Nước phát triển giúp đỡ nước kém phát triển. + Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước. + Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ giữa các nước. + Phối hợp khai thác và bảo vệ sông Mê Công. - Sự nỗ lực phát triển kinh tế của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác là các nước trong khu vực đã tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế. 3. Việt Nam trong ASEAN - Tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. - Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của ASEAN. - Tham gia vào ASEAN, Việt Nam đón nhận được nhiều cơ hội phát triển song cũng đối mặt với không ít thách thức do sự chênh lệch về trình độ phát triển, sự khác biệt về thể chế chính trị và văn hóa.
Quảng cáo
|