Lý thuyết dung dịch

Dung dịch là hỗn hợp đồng chất của dung môi và chất tan.

Quảng cáo

I. Dung dịch, dung môi, chất tan

- Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

- Chất tan: là chất bị hòa tan trong dung môi.

- Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.

Ví dụ 1: Hòa tan muối ăn vào nước thì:

- Muối ăn là chất tan

- Nước là dung môi.

- Hỗn hợp nước và muối gọi là dung dịch.

Ví dụ 2: Dầu ăn không hòa tan trong nước nhưng lại tan được trong dung môi hữu cơ như xăng, CCl4,…

II. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa

- Ở một nhiệt độ nhất định:

   + Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan.

   + Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Ví dụ: Hòa tan đường vào nước:

   + Ở giai đoạn đầu: đường tan trong nước ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường

=> dung dịch chưa bão hòa.

   + Ở giai đoạn sau: cứ hòa tan mãi đường thì đến thời điểm không thể hòa tan thêm được nữa => dung dịch bão hòa.

* Lưu ý: Độ bão hòa của một dung dịch thay đổi theo nhiệt độ (toC), P (áp suất) và tùy thuộc vào chất tan rắn, lỏng hay chất dễ bay hơi.

Ví dụ: Ở 20oC, 100 gam nước hòa tan được tối đa 39,5 gam muối ăn để tạo thành dung dịch bão hòa. Nếu tăng nhiệt độ lên dung dịch trên trở thành dung dịch chưa bão hòa.

III. Biện pháp để chất rắn tan nhanh trong dung môi

a) Khuấy dung dịch:

- Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước => sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.

b) Đun nóng dung dịch:

- Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn => sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.

c) Nghiền nhỏ chất rắn:

- Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước => kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.

Sơ đồ tư duy: Dung dịch

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close