Lý thuyết đặc điểm đất Việt Nam Địa lí 8Lý thuyết đặc điểm đất Việt Nam Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Quảng cáo
1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam b) Nước ta có ba nhóm đất chính * Nhóm đất feralit vùng núi thấp: - Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên. - Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. - Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al. - Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ... - Thích hợp trồng cây công nghiệp. * Nhóm đất mùn núi cao: - Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. - Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. - Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn. * Nhóm đất phù sa sông và biển: - Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. - Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn. - Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ... - Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,… 2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam - Đất là tài nguyên quý giá. - Phải sử dụng đất hợp lý. + Miền đồi núi: chống sói mòn, rửa trôi, bạc màu. + Miền đồng bằng ven biển: cải tạo các loại đất mùn, đất phèn.
Quảng cáo
|