Bài 24. Chu trình sinh - địa - hóa và sinh quyển trang 150, 151, 152 Sinh 12 Cánh diềuSinh vật thường xuyên hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ. Giải thích tại sao các chất dinh dưỡng vô cơ không bị cạn kiệt mặc dù các chất này chỉ có một lượng giới hạn. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 150 MĐ Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 150 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Sinh vật thường xuyên hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ. Giải thích tại sao các chất dinh dưỡng vô cơ không bị cạn kiệt mặc dù các chất này chỉ có một lượng giới hạn. Phương pháp giải: Sinh vật thường xuyên hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ. Lời giải chi tiết: Các chất dinh dưỡng vô cơ liên tục được tuần hoàn trong sinh quyển thông qua chu trình sinh địa hóa. Ví dụ: Chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình photpho,... Quá trình quang hợp, hô hấp, phân hủy,... góp phần chuyển đổi các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại. → Nhờ vậy, các chất dinh dưỡng vô cơ được tái sử dụng liên tục, tránh cạn kiệt. CH tr 150 CH Trả lời câu hỏi trang 150 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Vẽ sơ đồ khái quát thể hiện quá trình trao đổi chất trong tự nhiên. Phương pháp giải: Chu trình sinh - địa - hóa là quá trình tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và môi trường. Lời giải chi tiết: CH tr 151 CH 1 Trả lời câu hỏi trang 151 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Quan sát hình 24.1 và trình bày chu trình nước. Phương pháp giải: Quan sát hình 24.1 Lời giải chi tiết: Nước của các đại dương được bốc hơi lên không khí. Gió sẽ mang hơi nước tới các lục địa và rơi xuống nước tạo ra các dạng kết tủa khác nhau (mưa, tuyết hoặc mưa đá). Sau đó, nước lại trở về biển thông qua các mạch nước ngầm và sông hồ. CH tr 151 CH 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 151 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Quan sát hình 24.2 và trình bày khái quát chu trình carbon. Phương pháp giải: Quan sát hình 24.2 Lời giải chi tiết: - Carbon tham gia vào thành phần cấu tạo của carbohydrate, chất tiền thân để hình thành các hợp chất hữu cơ khác như protein, lipid, vitamin… - Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2. Thực vật lấy CO2 từ khí quyển, nước và muối khoáng từ đất để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua hoạt động quang hợp. - Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn rồi lại chuyển các hợp chất chứa carbon cho động vật ăn thịt. Trong quá trình hô hấp của động, thực vật và sự phân giải của VSV, CO2 và nước được trả lại cho môi trường. CH tr 152 CH 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 152 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Nêu tên các dạng tồn tại và các quá trình chuyển hóa chủ yếu của nitrogen. Phương pháp giải: Lý thuyết chu trình nitrogen Lời giải chi tiết: Các dạng tồn tại: N2, NO3-, NH4+, hợp chất hữu cơ. Các quá trình chuyển hóa chủ yếu của nitrogen: - Khí nitrogen được chuyển hóa thành các nitrogen oxide và ammonium bởi vi sinh vật cố định nitrogen, sản xuất phân bón hoặc quá trình lí hóa tự nhiên - Thực vật và vi sinh vật hấp thụ nguồn nitrogen ở dạng NH4+ và NO3- đồng hóa thành các hợp chất hữu cơ. - Quá trình phan nitrate ở vi sinh vật tạo ra khi nitrogen quay trở lại khí quyển. CH tr 152 LT 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 152 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Dựa vào chu trình carbon và chu trình nước, giải thích tại sao chặt phá rừng và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch là một phần nguyên nhân của hiện tượng Trái Đất ấm lên dẫn tới xuất hiện các hiện tượng bất thường như lũ lụt, hạn hán. Phương pháp giải: Dựa vào chu trình carbon và chu trình nước. Lời giải chi tiết: - Chặt phá rừng và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch làm tăng lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. - Nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến chu trình nước, dẫn đến các hiện tượng thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn hán, bão, sạt lở đất,... CH tr 152 LT 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 152 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Dựa vào chu trình nitrogen, hãy cho biết hiện tượng phì dưỡng ở các vực nước liên quan như thế nào đến các hoạt động của con người. Phương pháp giải: Dựa vào chu trình nitrogen Lời giải chi tiết: Hiện tượng phú dưỡng: - Phú dưỡng là tình trạng dư thừa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitơ và photpho, trong các vực nước. - Hiện tượng này xảy ra khi lượng nitơ và photpho từ các hoạt động của con người xâm nhập vào các vực nước. Hoạt động của con người: - Nông nghiệp: + Sử dụng phân bón hóa học quá mức, đặc biệt là phân đạm, là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phú dưỡng. + Phân bón hóa học có thể bị rửa trôi bởi nước mưa và xâm nhập vào các vực nước. - Chăn nuôi: Chất thải từ hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là phân gia súc, cũng là một nguồn cung cấp nitơ và photpho cho các vực nước. - Hoạt động sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý có thể chứa nhiều nitơ và photpho, góp phần gây ra hiện tượng CH tr 152 CH 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 152 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Hãy giải thích tại sao Sinh quyển là tổ chức sống lớn nhất Trái Đất. Phương pháp giải: Lý thuyết sinh quyển Lời giải chi tiết: Sinh quyền là tổ chức sống bao gồm toàn bộ các phần đất, nước, không khí có sự sông bao quanh Trái Đất. Sinh quyển bao quanh Trái Đất, bao gồm địa quyển (độ sâu đến khoảng vài chục mét), thuy quyên (sâu hơn 8km) và tầng thấp của khí quyển (độ cao đến ít nhất 8km). Sinh quyển được tạo nên bởi tất cả các hệ sinh thái, giữa chúng có sự kết nối, tác động qua lại với nhau ở phạm vi toàn cầu thông qua các chu trình vật chất. → Sinh quyển là tổ chức sống lớn nhất Trái Đất. CH tr 153 CH Trả lời câu hỏi trang 153 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Nêu các tiêu chí để phân chia các khu sinh học. Phương pháp giải: Lý thuyết các khu sinh học chính trên Trái Đất. Lời giải chi tiết: Dựa vào thành phần sinh vật và đặc điểm của các nhân tố vô sinh, sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học khác nhau. CH tr 154 CH Trả lời câu hỏi trang 154 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Dựa vào thông tin trong hình 24.5, hãy dự đoán tầng nước nào ở đại dương có nhiều thực vật phù du sinh sống nhất. Phương pháp giải: Dựa vào thông tin trong hình 24.5 Lời giải chi tiết: Tầng nước mặt có nhiều sinh vật phù du sống nhất vì: - Ánh sáng: Thực vật phù du cần ánh sáng mặt trời để quang hợp và tạo ra thức ăn. Tầng nước mặt nhận được nhiều ánh sáng nhất, do đó, đây là nơi thích hợp nhất cho sự phát triển của thực vật phù du. - Chất dinh dưỡng: Tầng nước mặt cũng có nhiều chất dinh dưỡng do các dòng hải lưu mang đến từ các khu vực khác nhau của đại dương. - Nhiệt độ: Nhiệt độ ở tầng nước mặt thường thích hợp cho sự phát triển của thực vật phù du. CH tr 155 CH Trả lời câu hỏi trang 155 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Trình bày một số biện pháp bảo vệ sinh quyển và tài nguyên sinh học ở các khu sinh học. Phương pháp giải: Lý thuyết biện pháp bảo vệ Sinh quyển và tài nguyên sinh học Lời giải chi tiết: Một số biện pháp được áp dụng để bảo vệ Sinh quyển và tài nguyên sinh học như: - Giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm khai thác xi-măng,... - Quản lí sử dụng đất, bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng. Ví dụ: Quy hoạch quản lí rừng và các vùng sản xuất nông nghiệp để bảo vệ rừng, ngăn chặn chặt phá rừng làm đất sản xuất. - Không khai thác, sử dụng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Không sử dụng ngà voi, sừng tê giác để hạn chế việc săn bắt các loài này trong tự nhiên. - Giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và các loài sinh vật. - Thành lập và nâng cao hiệu quả quản lí các khu bảo tồn để bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái. Ví dụ: Việt Nam đã thành lập hơn 180 khu bảo tồn, trong đó có nhiều vườn quốc gia như Cúc Phương, Núi Chúa, Mũi Cà Mau., - Khuyến khích các hoạt động giảm thiểu tác động đến môi trường như: không tiêu thụ, khai thác các loài sinh vật đang bị đe dọa tuyệt chủng; quản lí, giảm chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt,... - Hợp tác quốc tế để bảo vệ các loài sinh vật, các hệ sinh thái. Ví dụ: Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã tham gia Công ước RAMSAR để bảo tồn và sử dụng bền vững các khu vực đất ngập nước; tham gia Công ước quốc tế CITES nhằm đảm bảo các hoạt động thương mại quốc tế các loài động vật và thực vật mà không đe dọa sự tồn tại của chúng trong tự nhiên; phê duyệt thực hiện Nghị định thư Kyoto về cắt giảm phát thải khí nhà kính. CH tr 155 VD Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 155 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo Bản thân em và gia đình đã làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh học ở địa phương. Phương pháp giải: Liên hệ bản thân và gia đình em. Lời giải chi tiết: Bản thân em: - Tiết kiệm nước: Tắt vòi nước khi không sử dụng, sử dụng vòi sen tiết kiệm nước. - Tiết kiệm điện: Tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng. - Giảm thiểu rác thải: Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, tái sử dụng và tái chế rác thải. - Trồng cây xanh: Trồng cây xanh tại nhà và khu vực xung quanh. - Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường: Tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng cây xanh,... Gia đình em: - Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường: Sử dụng các sản phẩm tẩy rửa sinh học, sử dụng túi vải thay cho túi nilon. - Mua sắm thực phẩm địa phương: Mua sắm thực phẩm địa phương để giảm thiểu lượng khí thải carbon từ việc vận chuyển. - Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân: Sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ khi có thể. - Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường: Tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng cây xanh,...
Quảng cáo
|