Bài 22. Sinh thái học quần xã trang 131, 132, 133 Sinh 12 Cánh diều

Quan sát hình 22.1, cho biết mối quan hệ giữa các loài sinh vật. Những mối quan hệ đó có ý nghĩa gì với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 131 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 131 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 22.1, cho biết mối quan hệ giữa các loài sinh vật. Những mối quan hệ đó có ý nghĩa gì với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 22.1

Lời giải chi tiết:

Mối quan hệ giữa các loài sinh vật là mối quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ, mối quan hệ này là điều kiện phát triển của quần xã.

CH tr 131 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 131 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật, phân tích các mối tương tác giữa các loài sinh vật và giữa sinh vật với môi trường ở quần xã đó.

Phương pháp giải:

Ví dụ về quần xã sinh vật: Rừng nhiệt đới

Lời giải chi tiết:

Môi trường:

Khí hậu: nóng ẩm, mưa nhiều.

- Đất: giàu dinh dưỡng.

- Ánh sáng: tán cây che phủ, tạo điều kiện cho các loài ưa bóng râm phát triển.

Thành phần:

- Cây:

Tầng vượt tán: cây thân gỗ cao, tán rộng, ưa sáng.

+ Tầng tán rừng: cây thân gỗ cao, tán lá dày, che phủ cho các tầng dưới.

+ Tầng dưới tán: cây bụi, cây thân thảo ưa bóng râm.

Động vật:

Động vật ăn thịt: hổ, báo, khỉ,...

+ Động vật ăn cỏ: voi, hươu, nai,...

+ Động vật ăn tạp: chim, sóc,...

Vi sinh vật: nấm, vi khuẩn,...

Mối tương tác:

Giữa các loài sinh vật:

- Cạnh tranh:

Cạnh tranh về thức ăn, nước uống, nơi ở giữa các loài cây, động vật cùng một tầng.

+ Cạnh tranh về ánh sáng giữa các cây.

Hỗ trợ:

Cây và vi sinh vật cộng sinh: vi sinh vật giúp cây hấp thụ dinh dưỡng, cây cung cấp môi trường sống cho vi sinh vật.

+ Chim và cây: chim ăn sâu bệnh giúp bảo vệ cây, cây cung cấp thức ăn cho chim.

Ký sinh:

Giun sán ký sinh trong cơ thể động vật.

+ Cây tầm gửi ký sinh trên thân cây khác.

CH tr 132 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 132 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Nêu các dấu hiệu cho thấy quần xã sinh vật là một cấp độ tổ chức sống.

Phương pháp giải:

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một không gian nhất định, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng tự điều chỉnh.

Lời giải chi tiết:

Quần xã sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử, có cấu trúc ổn định tương đối với các đặc trưng cơ bản về thành phần loài, sự phân bố của các loài trong không gian, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. Quần xã sinh vật và môi trường có sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Các loài trong quần xã có tác động qua lại với nhau cũng như tác động qua lại với môi trường. Các mối tương tác này tạo nên sự cân bằng và giúp quần xã tăng trưởng, đảm bảo quần xã là một tổ chức tương đối ổn định và thích nghi với môi trường sống.

CH tr 133 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 133 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Nêu một số dấu hiệu đặc trưng của loài ưu thế, loài đặc trưng và loài chủ chốt.

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc trưng về thành phần loài.

Lời giải chi tiết:

- Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn và mức hoạt động mạnh, chi phối các loài sinh vật khác cũng như môi trường.

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc ở đó chúng có số lượng nhiều, tạo nên sự khác biệt so với các loài khác.

- Loài chủ chốt có số lượng (sinh khối) tí nhưng hoạt động mạnh, chi phối các loài khác trong quần xã thông qua việc kiểm soát chuỗi thức ăn.

CH tr 133 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 133 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Lấy thêm ví dụ về loài ưu thế, loài đặc trưng và loài chủ chốt.

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc trưng về thành phần loài.

Lời giải chi tiết:

Loài ưu thế:

- Rừng nhiệt đới: cây gỗ lớn như lim, sến, táu,...

- Rừng ngập mặn: cây sú, vẹt, đước,...

- Đồng cỏ: cỏ tranh, cỏ gấu,...

Loài đặc trưng:

- Rừng U Minh Hạ: tràm trà.

- Vườn quốc gia Cát Tiên: bò tót.

- Vịnh Hạ Long: san hô.

Loài chủ chốt:

- Rừng nhiệt đới: khỉ, chim ăn thịt,...

- Đại dương: cá voi, cá mập,...

- Hệ sinh thái biển: san hô.

CH tr 133 CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 133 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Một quần xã có độ đa dạng và phong phú cao cần đáp ứng những tiêu chí gì?

Phương pháp giải:

Độ đa dạng và phong phú quần xã sinh vật được đánh giá dựa trên số lượng các loài khác nhau và tỉ lệ số cá thể mỗi loài trên tổng số cá thể trong quần xã (độ phong phú tương đối của loài).

Lời giải chi tiết:

- Độ đa dạng và phong phú là một đặc trưng quan trọng của quần xã sinh vật.

- Quần xã có độ đa dạng và phong phú cao có khả năng thích nghi cao với môi trường và biến đổi khí hậu.

CH tr 134 CH

Trả lời câu hỏi trang 134 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Lấy ví dụ về sự phân bố của sinh vật theo chiều ngang và chiều thẳng đứng.

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc trưng về cấu trúc không gian.

Lời giải chi tiết:

Chiều ngang: Ví dụ như sự phân bố của các loài thực vật trong quần xã sinh vật rừng ngập mặn.

Chiều thẳng đứng: Rừng mưa nhiệt đới thường phân thành nhiều tầng, trong đó các cây ưa sáng tạo thành ba tầng cây gỗ (tầng vượt tán, tầng tán rừng và tầng dưới tán), các cây ưa bóng tạo thành tầng cây bụi và cỏ.

CH tr 135 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 135 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Cho biết cấu trúc chức năng dinh dưỡng của các nhóm sinh vật trong quần xã sinh vật. Lấy ví dụ cho mỗi nhóm chức năng.

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc trưng về cấu trúc chức năng dinh dưỡng.

Lời giải chi tiết:

Sinh vật sản xuất là những sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng hoặc hóa học để chuyển hóa CO2 thành chất hữu cơ.

Ví dụ: cỏ, tảo,…

Sinh vật tiêu thụ là những sinh vật không có khả năng chuyển hóa CO2 thành chất hữu cơ.

Ví dụ: hổ, báo, châu chấu,...

Sinh vật phân giải sử dụng chất dinh dưỡng ừt xác của các sinh vật khác (mùn bã hữu cơ) làm nguồn dinh dưỡng.

Ví dụ: nấm, vi khuẩn,...

CH tr 135 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 135 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Phân biệt mối quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh giữa các loài sinh vật.

Phương pháp giải:

Lý thuyết quan hệ hỗ trợ trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

CH tr 136 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 136 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Lấy ví dụ về các quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh giữa các loài sinh vật.

Phương pháp giải:

Lý thuyết quan hệ hỗ trợ trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

CH tr 136 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 136 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Phân biệt mối quan hệ cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật, ký sinh, ức chế giữa các loài sinh vật.

Phương pháp giải:

Lý thuyết quan hệ cạnh tranh trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

CH tr 137 CH

Trả lời câu hỏi trang 137 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Lấy ví dụ về quan hệ cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật, kí sinh và ức chế - cảm nhiễm.

Phương pháp giải:

Lý thuyết quan hệ cạnh tranh trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

CH tr 138 CH

Trả lời câu hỏi trang 138 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Sự xuất hiện của loài ngoại lai có những ảnh hưởng gì đến các loài sinh vật bản địa.

Phương pháp giải:

Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.

Lời giải chi tiết:

Khi di nhập vào môi trường mới, không còn chịu sự kiểm soát của các tác nhân gây bệnh và các loài cạnh tranh, nếu điều kiện sinh thái phù hợp thì các loài ngoại lai sẽ thích nghi, sinh trưởng và phát triển thành một loài mới của quần xã. Chúng cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi ở và không gian hoạt động, thậm chí chúng có thể lấn át loài bản địa và trở thành loài ưu thế. Sự xuất hiện của loài ngoại lai sẽ làm thay đổi cấu trúc dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phân bố, độ đa dạng của quần xã và dẫn tới sự hình thành một trạng thái cân bằng mới.

CH tr 138 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 138 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Kể tên một số loài sinh vật ngoại lai, nêu tác động của các loài đó đến quần xã sinh vật bản địa.

Phương pháp giải:

Một số loài sinh vật ngoại lai: bèo tây, ốc bươu vàng

Lời giải chi tiết:

Một số loài sinh vật ngoại lai: bèo tây, ốc bươu vàng

Tác động: 

- Cây bèo tây (lục bình) (Eichhornia crassipes) là loài di nhập vào Việt Nam, chúng đã thích nghi và phát triển khắp từ miền Bắc vào miền Nam, từ các thủy vực nước ngọt đến vùng nước lợ và trở thành loài ưu thế nêu không có sự kiểm soát của con người.

- Việc nhập nội ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) vào Việt Nam đã ảnh hưởng không tốt đến các loài bản địa. Ốc bươu vàng có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, cạnh tranh với các loài ốc bản địa đồng thời sử dụng nhiều loài cây khác nhau như rau, bèo, thậm chí cả lá lúa làm thức ăn. Ốc bươu vàng đã bùng phát và trở thành loài ưu thế. Sự bùng phát của ốc bươu vàng không những làm suy giảm cấu trúc quần xã sinh vật bản địa mà còn gây thiệt hại cho nền nông nghiệp Việt Nam.

CH tr 139 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 139 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Nêu một số biện pháp bảo vệ quần xã sinh vật đang được thực hiện tại địa phương em.

Phương pháp giải:

Học sinh tự tìm hiểu ở địa phương.

Lời giải chi tiết:

Con người đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ quần xã sinh vật như:

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. - Bảo vệ rừng và cẩm săn bắt động vật hoang dã.

- Bảo vệ và phục hồi các loài động thực vật quý hiếm.

- Xây dựng kế hoạch để khai thác và sử dụng hợp íl nguồn tài nguyên đất, rừng, biển.

- Tích cực phòng chống cháy rừng.

- Sử dụng phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học.

- Sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học để thay thế thuốc hóa học.

- Thực hiện các nghiên cứu khảo nghiệm trước khi nhập nội giống cây trồng, vật nuôi.

- Bảo vệ các loài sinh vật bản địa trước sự xâm lấn của loài ngoại lai.

CH tr 139 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 139 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Kết quả

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự tìm hiểu và ghi kết quả vào bảng 22.1

CH tr 139 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 139 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Mục đích

Lời giải chi tiết:

Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của quần xã trong tự nhiên.

CH tr 139 CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 139 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Giải thích

Lời giải chi tiết:

Các quần xã sinh vật, ví dụ như vườn trường, vườn cây ăn quả,. là những quần xã sinh vật ổn định. Do vậy, có thể tìm hiểu, đánh giá được đặc trưng cơ bản của quần xã như cấu trúc chức năng dinh dưỡng của các loài sinh vật.

CH tr 140 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 139 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Trồng xen canh nhiều loài cây trên cùng một diện tích là biện pháp kĩ thuật thường được áp dụng trong trồng trọt. Biện pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào? Giải thích.

Phương pháp giải:

Trồng xen canh nhiều loài cây trên cùng một diện tích là biện pháp kĩ thuật thường được áp dụng trong trồng trọt.

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp này dựa trên cơ sở khoa học về sự khác biệt về nhu cầu sinh thái của các loài cây.

- Áp dụng biện pháp trồng xen canh hợp lý giúp tăng năng suất, hiệu quả sử dụng đất, hạn chế sâu bệnh hại, cải tạo đất và giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close