II. Hành động - Bài 3: Tôn trọng người khácBài học về đạo đức và ý thức công dân rút ra từ bài "Tôn trọng người khác". Quảng cáo
Câu 1: Tôn trọng người khác được thể hiện ở nhiều mặt khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau như : với người lớn tuổi hơn mình, với phụ nữ, với người già, người tàn tật, người lao động, em nhỏ... và trong các mối quan hệ khác nhau : trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội... Bản thân em có khi nào không tôn trọng người khác không ? Nếu có em định sửa chữa như thế nào ? Trả lời: Bản thân em có lúc đã không tôn trọng người khác, chẳng hạn thấy người tàn tật thì chỉ trỏ và cười đùa, đi xe buýt có lần không nhường ghế cho người già, ... Từ sau em sẽ không lặp lại các hành động trên nữa và sẽ cố gằng giúp đỡ người khác. Câu 2: Tôn trọng người khác và tự trọng là hai mặt của đạo đức một con người trong quan hệ với mình và với người khác, có liên quan mật thiết với nhau. Em cố gắng tu dưỡng theo quan niệm đó, kể cả phải hạn chế những hành vi có thể vô ý thức (như thấy người tàn tật thì cười, thấy người không may bị ngã thì cười, thấy em có dị tật thì chế nhạo...). Em tự kiểm tra lại có lúc nào đã có những thiếu sót đó không ? Trả lời: Tự kiểm tra lại bản thân em thấy có lúc em mắc phải những thiếu sót như trên. Từ nay em sẽ cố gắng tu dưỡng bản thân và tôn trọng người khác. Câu 3: Thái độ, hành vi “tôn trọng người khác” ở nơi công cộng, cố gắng thực hiện: đi học, đi họp đúng giờ. Trong lớp, trong hội nghị nên giữ trật tự để nghe thầy cô giảng bài, các bạn phát biểu ý kiến. Khi tranh luận, cần có thái độ hoà nhã, vui vẻ tiếp thu những ý kiến khác với mình; tự phê bình nghiêm khắc ; phê bình bạn có lí, có tình ... Loigiaihay.com
Quảng cáo
|