Giải bài tập Tiếng Việt trang 98 sách bài tập văn 12 - chân trời sáng tạo

Trong các nhan đề tác phẩm sau đây, trường hợp nào không phải là biện pháp tu từ nghịch ngữ:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trong các nhan đề tác phẩm sau đây, trường hợp nào không phải là biện pháp tu từ nghịch ngữ:

A. Xác thây sống (Nhan đề kịch của Lép Tôn-xtôi)

B. Lời nói dối chân thực (Nhan đề phim của đạo diễn Giêm Ca-me-rôn)

C. Tội ác và hình phạt (Nhan đề tiểu thuyết của Phê-đo Đô-xtôi-ép-ki)

D. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Nhan đề truyện cổ tích Việt Nam và tên vở kịch của Lưu Quang Vũ)

Phương pháp giải:

Xem kĩ kiến thức biện pháp tu từ nghịch ngữ

Lời giải chi tiết:

1.C

Câu 2

Chỉ ra những cách diễn đạt trái với cách diễn đạt thông thường trong các ngữ liệu dưới đây. Những diễn đạt ấy biểu hiện sắc thái trào phúng gì?

a, Ba người của cái gia đình hành khất thì bắt chấy rận cho nhau một cách nên thơ.

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

b, Thì lúc ấy, trên bở đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc và cùng trình trọng khạc nhổ.

(Nguyễn Công Hoan, Thịt người chết)

c, Đây là bà Phán, một người phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao.

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

d, Ông ta thành kính xơi hai con gà gô, với lại nửa cái đùi cừu băm nhỏ [...] Để luyện cho linh hồn mình chống đau khổ, trong bữa ăn sáng, ông ta uống liền một hơi bốn cốc rượu vang để bù vào chỗ máu bà bị mất.

(Mô-li-e, Tác-tuýp)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ ngữ liệu

Lời giải chi tiết:

a, 

- Diễn đạt trái với thường lệ: “bắt chấy rận” là hành động liên quan đến việc vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, tác giả lại miêu tả hành động này bằng cụm từ “một cách nên thơ”

- Sắc thái trào phúng: Tác giả đang chế giễu sự nghèo đói, sự thiếu thốn, từ đó tạo ra sắc thái mỉa mai cách mà họ đang cố gắng làm, họ đang có khiến cho cuộc sống của họ trở nên “văn vẻ” hơn.

b,

- Diễn đạt trái với thường lệ: Đặt từ “làm việc” ngang với từ “khạc nhổ”

- Sắc thái trào phúng: Châm biếm, mỉa mai sự vô trách nhiệm, tùy tiện, lười biếng của bộ máy quan lại thời đó

c,

- Diễn đạt trái với thường lệ: “thủ tiết với hai đời chồng”. Bình thường cụm từ “thủ tiết” để ám chỉ người con gái kết hôn và chung thủy với một người chồng của mình. Nhưng tác giả lại ghi rằng “thủ tiết với hai đời chồng”, đây không phải là cách ghi sai mà là một cách diễn đạt có dụng ý

- Sắc thái trào phúng: tạo ra sự hài hước bằng cách sử dụng lối chơi chữ. Tác giả đang muốn nói về sự “lẳng lơ” của nhân vật Phán. Đồng thời chế giễu quan niệm lỗi thời về người phụ nữ và những danh hiệu được gắn cho họ một cách tùy tiện.

d,

- Diễn đạt trái với thường lệ: “uống rượu để bù vào chỗ máu bà bị mất” là một cách diễn đạt mang tính châm biếm, hài hước, một cách diễn đạt vô lý

- Sắc thái trào phúng: Tác giả đang mỉa mai sự giả tạo, che đậy những hành động ích kỷ của mình bằng những lý lo cao cả.

Câu 3

Xác định biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu thi ca dưới đây và nêu tác dụng của chúng:

a, “Ôi bồng bềnh trĩu nặng, ôi hư phù trang nghiêm! Cõi hỗn mang ngập tràn hình hài hoàn mĩ! Lông vũ nặng, khói đen sáng, lửa buốt lạnh, sức lực mòn. Thức trong ngủ, ta không là ta nữa! Ta trong tình yêu, tình yêu không trong ta:.

(Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

b. 

Một người tù làm ta phá cửa các nhà gian

Một kẻ lưu vong gắn lòng ta vào đất nước

Một trái tim đau chia phần cho ta hạnh phúc

Một tiếng thét căm thù làm ta muốn yêu thương.

(Chế Lan Viên, 60 tuổi một nhà thơ lưu vong nước Thổ)

c. 

Thế sự đua nhau nói dại khôn

Biết ai là dại, biết ai là khôn.

Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,

Dại chốn văn chương, ấy dại khôn.

(Tú Xương, Dại khôn)

d.

Thời khắc đắm say! Mùa buồn đến!

Phút chia phôi dịu nhẹ mơ màng.

Rừng thu khoác áo tía vàng,

Thiên nhiên tàn úa huy hoàng, yêu sao.

(A.Pu-xki, Tiểu thuyết thơ Ép-ghê-nhi Ô-nê-ghin)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ ngữ liệu.

Lời giải chi tiết:

a, 

- Biện pháp nghịch ngữ: “bồng bềnh”-”trĩu nặng”, “hư phù”- “trang nghiêm”, “lông vũ”- “nặng”, “khói đen”- “sáng”, “lửa”- “buốt lạnh”, “thức”- “ngủ”, “ta trong tình yêu”- “tình yêu trong ta”.

- Tác dụng: Tạo ra những mâu thuẫn, đối lập trong suy nghĩ của nhân vật, thể hiện sự hỗn độn trong tâm hồn khi đối diện với tình yêu.

b.

- Biện pháp nghịch ngữ: “người tù”- “phá cửa các nhà gian”, “kẻ lưu vong”- “gắn lòng ta vào đất nước”, “trái tim đau”- “chia phần cho ta hạnh phúc”, “tiếng thét căm thù”- “làm ta muốn yêu thương”.

- Tác dụng: Thể hiện sự phức tạp, đa diện của cuộc sống và con người. Qua đó, tác giả diễn tả được những cảm xúc 

c.

- Biện pháp nghịch ngữ: dại-khôn

- Tác dụng: Tạo ra sự mỉa mai, châm biếm đối với quan điểm về dại, khôn trong xã hội.

d.

- Biện pháp nghịch ngữ: đắm say-mùa buồn, chia phôi-dịu nhẹ mơ màng, tàn úa-huy hoàng

- Tác dụng: diễn tả sự phức tạp trong cảm xúc của nhân vật trước những biến đổi của cuộc sống. Qua đó cho thấy một vẻ đẹp buồn man mác.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close