Giải Bài tập Nói và nghe trang 46 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo

Dựa vào bảng sau, hãy so sánh điểm giống nhau, khác nhau giữa kĩ năng thảo luận và kĩ năng tranh luận (sau khi thuyết trình):

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Dựa vào bảng sau, hãy so sánh điểm giống nhau, khác nhau giữa kĩ năng thảo luận và kĩ năng tranh luận (sau khi thuyết trình):

 

Kĩ năng thảo luận

Kĩ năng tranh luận

Giống nhau

   

Khác nhau

   

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về kĩ năng thảo luận và tranh luận

Lời giải chi tiết:

 

Kĩ năng thảo luận

Kĩ năng tranh luận

Giống nhau

- Có nhiều ý tưởng, quan điểm về cùng một vấn đề

- Nhằm tìm ra những điều đúng đắn, phù hợp

- Những người tham gia cần có thái độ cầu thị, đúng mực, hòa nhã, tôn trọng khi thực hiện. 

Khác nhau

- Là sự tổng hợp các quan điểm khác nhau để góp phần làm sáng tỏ vấn đề.

- Mục đích chính là thu nhập, tổng hợp thông tin

- Thường có kết luận chung về một vấn đề

- Là sự bác bỏ quan điểm đối lập, bảo vệ quan điểm của bản thân

- Mục đích: thuyết phục người nghe tin vào quan điểm của mình và bác bỏ quan điểm.

- Một số trường hợp có thể không có kết luận chung.

Câu 2

Dựa vào bảng sau, bạn hãy sưu tầm thông tin về một số lỗi ngụy biện thường gặp khi thuyết trình, trao đổi, thảo luận:

Tên lỗi ngụy biện

Biểu hiện

Ví dụ

Ngụy biện mượn uy tín

….

….

Ngụy biện công kích cá nhân

….

….

Ngụy biện khái quát vội vã

….

….

…. 

….

….

Phương pháp giải:

Tìm hiểu về ngụy biện

Lời giải chi tiết:

Tên lỗi ngụy biện

Biểu hiện

Ví dụ

Ngụy biện mượn uy tín

Sử dụng sự uy tín của một ai/ một nhóm người nào đó để đưa vào lập luận của mình

Vì một ngôi sao nổi tiếng từng dùng sữa rửa mặt và báo nó tốt này nên nó rất tốt

Ngụy biện công kích cá nhân

Sỉ nhục, mang những điểm yếu nhằm giảm, mất uy tín lời nói của người đối diện

“Anh nói về môi trường à? Nhưng anh còn hay xả rác ra đường kìa!”

Ngụy biện khái quát vội vã

Lấy ví dụ của một vài trường hợp nhỏ để khái quát hóa cho cộng đồng.

Hầu hết mọi người đều nói quán đó bán nước rất ngon, chắc chắn nước ở đó phải rất ngon.

Ngụy biện lòng thương hại

đánh vào tâm lý thương hại của độc giảm không bàn đến logic của vấn đề

Vì họ nghèo, gia đình khó khăn, con cái bệnh tật nên họ mới phải đi ăn cắp, ăn trộm để tiết kiệm.

Ngụy biện nặc danh

Trích dẫn nguồn thông tin mơ hồ hay lời nói nặc danh

Có ai đó từng nói rằng yêu là chết ở trong lòng này nhiều chút…

Ngụy biện đánh tráo khái …niệm

hành động thay thế khái niệm này bằng khái niệm khác, khiến người ta hiểu sai về sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan nhằm đạt một mục đích nào đó

Lao động là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, bất luận thời đại nào. Học tâm lý học cũng là lao động. Vậy suy ra rằng học tâm lý là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội

   

Câu 3

Tình huống: Nhà trường phát động tuần lễ tôn vinh văn hóa Việt Nam, trong đó có tọa đàm với chủ đề Vai trò của người trẻ trong việc gìn giữ vẻ đẹp của tiếng Việt.

Nhiệm vụ: Bạn hãy thực hiện bài thuyết trình để tham gia buổi tọa đàm trên

Phương pháp giải:

 Xem lại lý thuyết để áp dụng vào bài

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Thao tác theo các bước Chuẩn bị nói- —> Trình bày bài nói —> Trao đổi, đánh giá 

- Tuân thủ và lưu ý một số điều đã được học

- Có thể tìm ý của bài nói bằng cách chuẩn bị cách trả lời cho các câu hỏi sau:

+ Vẻ đẹp của Tiếng việt được thể hiện như thế nào trong giao tiếp hằng ngày và trong văn học nghệ thuật?

+ Vì sao chúng ta cần giữ gìn văn học nghệ thuật?

+ Vì sao người trẻ có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.

+ Người trẻ cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt?

….

Bài nói tham khảo:

Kính chào các thầy cô và các bạn học sinh thân mến!

Hôm nay, tôi rất vinh hạnh khi được tham gia tọa đàm để chia sẻ quan điểm về vai trò của thế hệ trẻ  trong việc gìn giữ vẻ đẹp của tiếng Việt. 

Thưa các thầy cô và các bạn học sinh thân mến! Như chúng ta đã biết thì ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp trong đời sống mà còn là tài sản văn hóa quý báu, thể hiện bản sắc, tâm hồn, và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hàng ngàn năm qua, cha ông chúng ta đã chiến đấu để bảo vệ những nét đẹp văn hóa ấy. Và đến nay, khi công cuộc phát triển đất nước đang đến những giai đoạn quan trọng, chúng ta, thế hệ trẻ của Tổ quốc, sẽ là những người mang trên vai trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và tiếp tục phát triển vẻ đẹp của Tiếng Việt

Có ai là con cháu Việt Nam mà chưa từng được nghe những tiếng à ơi, chưa từng được hát những bài dân ca, những tiếng hò, tiếng hát… Nhắc đến quê hương, Tổ quốc là nhắc đến một chất liệu “như bùn mà như lụa”, “ óng tre ngà” nhưng lại “mềm mại như tơ”. Dạ vâng, đó là Tiếng Việt, chất liệu tạo lên vẻ đẹp của Tổ quốc. Tiếng Việt đi từ đời sống giao tiếp hàng ngày, từ tiếng gọi, tiếng hát; đến những bài thơ, bài văn.

Tiếng Việt là thế! Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng đối với đất nước, tổ quốc và với mỗi con người trong chúng ta. Vậy nên, chúng ta phải bảo vệ những vẻ đẹp ấy. Đặc biệt, trong thời đại hộp nhập, khi các thế hệ trẻ được định hướng ra quốc tế, khi các luồng ngôn ngữ len lỏi vào lối giao tiếp. Thì, vai trò là người giữ gìn và bảo vệ của chúng ta được đẩy cao lên hơn bao giờ hết.

Với tư cách là một trong những người trẻ của đất nước, tôi luôn muốn các bạn trong thế hệ của mình và các thế hệ sau này đều nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát triển Tiếng Việt. Hãy sử dụng Tiếng Việt một cách chuẩn mực. Hãy khuyến khích và nói cho những người bạn của mình biết Tiếng Việt có vẻ đẹp ra sao. Hãy dành một chút thời gian của mình để tìm hiểu và đọc về lịch sử, về vẻ đẹp của ngôn ngữ Tổ quốc. Hãy làm những gì có thể để thế hệ đi trước cảm thấy xứng đáng với những gì họ bỏ ra và để thế hệ mai sau không lãng quên đi vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt Nam.

Tiếng Việt là di sản vô giá mà thế hệ trước đã trao lại cho chúng ta. Là người trẻ, chúng ta có trách nhiệm giữ gìn và phát huy ngôn ngữ này. Không chỉ để tôn vinh quá khứ, mà còn để khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong dòng chảy toàn cầu hóa.

Và đó là những gì mà tôi muốn nói với các bạn trẻ,những người dẫn dắt tương lai của đất nước. Cuối cùng, hãy cùng nhau trân trọng và lan tỏa vẻ đẹp của tiếng Việt, để tiếng nói của cha ông mãi vang vọng trong lòng người Việt hôm nay và mai sau các bạn nhé!

Tôi xin chân thành cảm ơn mọi người vì đã lắng nghe. Bài thuyết trình của tôi đến đây là kết thúc. Xin chào và hẹn gặp lại mọi người ở những lần sau!

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close