Giải bài tập Tiếng Việt trang 24 sách bài tập văn 12 - chân trời sáng tạoChỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong các trường hợp sau: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong các trường hợp sau: a, Đồn rằng quan tướng có danh, Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai. Ban khen rằng: “Ấy mới tài”, Ban cho cái áo với hai đồng tiền. (Ca dao) b, Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng. (Ca dao) c, Công anh làm rể Chương Đài, Một năm ăn hết mười hai vạn cà. Giếng đâu thì dắt anh ra, Kẻo anh chết khát vì cà nhà em. (Ca dao) Phương pháp giải: Đọc ngữ liệu, kết hợp với kiến thức về các biện pháp tu từ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: a, Biện pháp nói mỉa: - “tướng có danh” là tướng có danh tiếng, có tài năng. Nhưng trong câu ca dao, không nói đến những chiến công, những trận đấu mà chỉ khen kỹ năng cưỡi ngựa, nhưng mà là “Cưỡi ngựa một mình”. (cưỡi ngựa chỉ là một kỹ năng mà những người tham gia binh lính thời ấy đều biết thì để tham gia chiến đấu) - “tướng có danh” nhưng chỉ được ban một câu khen, cái áo với hai đồng tiền. Những thứ được ban ở đây đích thị là sự mỉa mai đến tài năng của người tướng trong câu ca dao, như người xưa thường hay nói “người nào của ấy”, tài nào thì quà ấy. b, Biện pháp tu từ nói mỉa: - Làm trai: thường gắn với quan niệm về những người con trai làm việc lớn như: bình thiên trị quốc, không thì cũng là những người mà đầu đội trời, chân đạp đất; gánh vác giang sơn, lo cho xã tắc… Nhưng làm trai ở câu ca dao trên thì lại gắn liền với việc: “Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng”- những công việc không mấy cực nhọc lại được miêu tả rất cực nhọc → Mỉa mai những kẻ bất tài vô dụng, những kẻ lười nhác… c, Biện pháp nói mỉa: Lời yêu cầu ra giếng → hàm ý trách móc gia đình nhà vợ keo kiệt với chàng trai ở rể Câu 2 Trong các trường hợp trên, trường hợp nào sử dụng nghịch ngữ? Có phải lúc nào nghịch ngữ cũng tạo ra hiệu quả hài hước cho văn bản? Phương pháp giải: Đọc lại ngữ liệu. Kết hợp với kiến thức về nghịch ngữ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Trong các trường hợp trên, trường hợp sử dụng nghịch ngữ: a,b,d Nghịch ngữ không phải lúc nào cũng sử dụng để tạo ra hiệu quả hài hước cho văn bản mà có thể dùng để làm nổi bật bản chất của vấn đề, tăng sức biểu cảm , tăng sức biểu đạt, sự đối lập, mâu thuẫn của các đối tượng được nhắc đến. Câu 3 Lập bảng so sánh đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ và nói mỉa. Phương pháp giải: Kết hợp kiến thức về biện pháp tu từ nghịch ngữ và nói mỉa để lập bảng Lời giải chi tiết:
Quảng cáo
|