Giải Bài tập Đọc trang 64 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo

Việc các phần, đoạn, câu trong văn bản thông tin đều cùng bàn về một chủ đề và được sắp xếp theo trình tự, bố cục hợp lí là sự thể hiện của tính chất nào?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

A. Câu hỏi củng cố Câu 1

Việc các phần, đoạn, câu trong văn bản thông tin đều cùng bàn về một chủ đề và được sắp xếp theo trình tự, bố cục hợp lí là sự thể hiện của tính chất nào?

a. Tính mạch lạc

b. Tính liên kết

c. Tính chặt chẽ

d. Tính thống nhất

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về văn bản thông tin

Lời giải chi tiết:

Tính mạch lạc

A. Câu hỏi củng cố Câu 2

Xác định kiểu bố cục tương ứng với một số nhóm từ ngữ cụ thể có thể được dùng để liên kết các phần, đoạn, câu trong văn bản sử dụng kiểu bố cục ấy.

Kiểu bố cục

Từ ngữ liên kết giữa các phần, đoạn, câu

a. …………….

a. Trước tiên, đầu tiên, tiếp theo, kế tiếp, sau đó, khi, cuối cùng… 

b. …………….

b. Phía trước, đằng sau, trong…, ngoài… trước…, sau…, trên…, dưới…, kế bên/ bên cạnh 

c. …………….

c. Trước tiên, cuối cùng, chủ yếu, sau đó quan trọng hơn là….

d. …………….

d. -Cũng tương tự như, hơn thế nữa, mặc dù, tuy nhiên, trái với, mặt khác, không giống với/ giống với…

- Vì, bởi vì, kết quả là, do đó, nên,...

- Vấn đề, lý do, nguyên nhân, đề xuất, kết luận 

- …

Phương pháp giải:

Tìm hiểu và nắm bắt được một số kiểu bố cục của văn bản thông tin

Lời giải chi tiết:

a. Trật tự thời gian

b. Trật tự không gian

c. Mức độ quan trọng của thông tin

d. Trật tự logic

A. Câu hỏi củng cố Câu 3

Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp trong văn bản thông tin

Phương pháp giải:

Đọc kỹ kiến thức về dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp trong văn bản thông tin

Lời giải chi tiết:

Điểm giống: Đều là những dữ liệu mà dựa vào đó, người nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận đáng tin cậy.

Điểm khác nhau:

- Dữ liệu sơ cấp:

    + Dữ liệu gốc, thường chưa được phân tích, diễn giải, xử lí.

   + Cung cấp thông tin chưa được xử lí hoặc bằng chứng, báo cáo, sự tường thuật trực tiếp, đầu tiên về một sự việc/ hiện tượng hoặc một phát hiện mới

- Dữ liệu thứ cấp: 

   + Cung cấp thông tin đã được người viết xử lý, kể lại, mô tả, tóm tắt, tổng hợp hoặc những diễn giải, đánh giá từ những nguồn dữ liệu sơ cấp.

   + Tiêu biểu cho dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu trong các sách, báo, tạp chí… 

A. Câu hỏi củng cố Câu 4

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

a. Nêu thông tin cơ bản của đoạn trích

b. Chỉ ra dữ liệu với ý kiến của người viết trong đoạn trích 

c. Xác định dữ liệu trong đoạn trích trên là dữ liệu sơ cấp hay dữ liệu thứ cấp. Phân tích tác dụng của việc sử dụng những dữ liệu ấy.

d. Tìm và phân tích tác dụng của (những) biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ trên cao bãi bồi như “lát bánh mì “vì dòng sông đang “đói” ngoạm mất một mảng lớn” 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ ngữ liệu kết hợp với những kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

a. Thông tin cơ bản của đoạn trích là khái quát về tình trạng sạt lở bờ sông đang ở mức báo động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 

b. Ý kiến của người viết trong đoạn trích là: “Sạt lở bất thường không phải là chuyện của riêng tỉnh Vĩnh Long, mà là nỗi đau chung của hàng triệu dân miền Tây từ hai thập kỷ nay. Tình trạng sạt lở bờ sông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức báo động”

Dữ liệu trong đoạn trích: Câu chuyện của ông Võ Minh Thảo những con số phản ánh tình trạng sạt lở bờ sông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và ý kiến của các chuyên gia về tình trạng sạt lở ở khu vực này từ năm 1992 đến nay 

c. Đoạn trích sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu sơ cấp: Câu chuyện sạt lở xảy ra tại chính mình vườn của gia đình mình (5/12/2022) do ông Võ Minh Thảo 48 tuổi Vĩnh Long kể lại 

—> Cung cấp thông tin trực tiếp từ sự tường thuật của nhân chứng

- Dữ liệu thứ cấp: 

+ Những con số, những thông tin phản ánh tình trạng sạt lở bờ sông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

+ Ý kiến của các chuyên gia về tình trạng sạt lở ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1992 đến nay.

—> Giúp người đọc bao quát một phạm vi thông tin dữ liệu rộng hơn, sâu sắc hơn về tình trạng sạt lở. Đồng thời giúp nhóm tác giả củng cố các ý đã nêu trong bài.

B. Câu hỏi thực hành Câu 1

Xác định kiểu bố cục của văn bản.Nhận xét mức độ phù hợp giữa nhan đề với nội dung của văn bản. đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và lý giải cơ sở đề xuất của bạn.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và rút ra nội dung chính

Chú ý các phần để xác định bố cục

Nêu quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Bố cục của văn bản được sắp xếp theo trật tự logic (thực trạng-nguyên nhân, hậu quả-giải pháp) và được chia thành 3 phần (Môi trường nước ở một số dòng sông đang bị xâm hại,Nguyên nhân và hậu quả của việc các dòng sông bị xâm hại,Một số biện pháp giải cứu các dòng sông)

Nhan đề phù hợp và khái quát được nội dung của văn bản.

Đề xuất các nhan đề khác như: “Những điều đáng quan ngại về thực trạng báo động ô nhiễm của các dòng sông”, “Sự cấp bách của việc giải cứu các dòng sông bị ô nhiễm”….

B. Câu hỏi thực hành Câu 2

Văn bản được xem là loại dữ liệu gì? Căn cứ vào đâu Bạn có thể xác định như vậy?

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về các loại dữ liệu

Lời giải chi tiết:

Toàn bộ văn bản được xem là dữ liệu sơ cấp vì nội dung phỏng vấn tiến sĩ Đào Trọng Tứ do chính phóng viên Văn Tuấn thực hiện

B. Câu hỏi thực hành Câu 3

Xác định thông tin cơ bản và các chi tiết của phần văn bản Nguyên nhân và hậu quả của việc các dòng sông bị xâm hại. Phân tích vai trò của các chi tiết trong phần văn bản trên

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định thông tin chính

Chú ý các chi tiết

Lời giải chi tiết:

- Thông tin cơ bản: nguyên nhân và hậu quả của việc các dòng sông bị xâm hại.

- Các chi tiết được sử dụng:

+Tác nhân xâm hại thứ nhất: sự xâm lấn các dòng sông dẫn đến hậu quả là: tình trạng xói lở xảy ra ở một số khu vực như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đồng bằng Sông Cửu Long; sự thay đổi dòng chảy Sông Hồng ở Hà Nội 

+Tác nhân xâm hại thứ hai: khai thác cát, cả trái phép và có phép 

+Tác nhân xâm hại thứ ba chữa ô nhiễm từ đô thị, khu công nghiệp và nông nghiệp dẫn đến nguồn nước bị thoái hóa, cạn kiệt; ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của con người

—>Các chi tiết trên đã góp phần làm rõ nguyên nhân gây nên thực trạng một số dòng sông bị, xâm hại và trình bày chi tiết hậu quả của thực trạng

B. Câu hỏi thực hành Câu 4

Xác định đề tài của văn bản. Đề tài ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và rút ra kết luận về đề tài

Liên hệ đến bối cảnh đất nước hiện nay

Lời giải chi tiết:

Đề tài của văn bản (Vấn đề ô nhiễm môi trường nước) là một đề tài có ý nghĩa thời sự, cấp thiết trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay cũng như sự phát triển bền vững môi trường của toàn cầu

B. Câu hỏi thực hành Câu 5

Chọn một phần của văn bản mà theo bạn có thể sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ để biểu đạt thông tin

a. Xác định những loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp có thể sử dụng

b. Sử dụng internet để tìm ít nhất một phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp để biểu đạt thông tin

c. Nhận xét hiệu quả biểu đạt của phần văn bản ấy trong hai trường hợp có sử dụng kết hợp với yếu tố phi ngôn ngữ và không sử dụng kết hợp với yếu tố phi ngôn ngữ

Phương pháp giải:

Lựa chọn phần văn bản theo quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Chọn một đoạn văn cụ thể để trả lời.

Tham khảo gợi ý: 

“Việt Nam ở vùng nhiệt đới gió mùa nên được thiên nhiên ưu đãi, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Điều đó rất thuận lợi để phát triển các khu dân cư và nông nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam có hơn 3 000 con sông. Hằng năm, lưu lượng nước chảy qua hệ thống sông ngòi đổ ra biển ở nước ta khoảng 830-840 tỉ mét khối, tùy thời tiết mỗi năm [...]. Tuy nhiên, nguồn nước ở Việt Nam có một đặc điểm là phụ thuộc rất lớn nguồn nước từ nước ngoài (63% nước chảy từ nước ngoài vào). Sông Hồng có 39% nước từ Trung Quốc, 1% từ Lào. Đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta chỉ có 5% lượng nước, 95% nước chảy về thượng nguồn, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, 6% từ Tây Nguyên (nhưng chảy qua Lào, Campuchia trước rồi mới chảy về Việt nam). Đó là bức tranh khái quát về nguồn nước ở Việt Nam”

a. Những loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, âm thanh, biểu đồ,...

b. Những loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, âm thanh, biểu đồ,...

c. HS có thể đưa ra một số tác dụng như: tăng tính hấp dẫn, tạo ấn tượng, tăng tính hấp dẫn,...

B. Câu hỏi thực hành Câu 6

Bạn đánh giá như thế nào về quan điểm:  “Phát triển là cần thiết nhưng không thể đánh đổi bằng mọi giá, phải có biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và quan điểm

Dựa vào phần phân tích ở trên và nêu quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Quan điểm:  “Phát triển là cần thiết nhưng không thể đánh đổi bằng mọi giá, phải có biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại” là sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Phát triển chính là mục tiêu chung của mọi quốc gia

- Đánh đổi bằng mọi giá: bao gồm cả đánh đổi về môi trường sống, về giáo dục…

- Biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại: giải pháp hạn chế, khắc phục những tác động xấu

—> Không thể chỉ nghĩ đến sự phát triển về kinh tế mà đánh đổi bằng môi trường, cuộc sống của con người. Chính vì vậy, em thấy quan điểm này là đúng đắn để thay đổi nền kinh tế hiện nay cũng như khiến giới trẻ chúng em nhận thức đúng về môi trường, về cuộc sống và hành động sau này của chính mình.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close