Giải bài tập Đọc trang 5 sách bài tập văn 12 - chân trời sáng tạoTìm phương án trả lời đúng nhất Phong cách được tạo thành từ: Xác định những yếu tố tạo nên phong cách sáng tác của một nhà văn, nhà thơ. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần A Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 phần A trang 5 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Phong cách được tạo thành từ: Phương pháp giải: A. Xác định những yếu tố tạo nên phong cách sáng tác của một nhà văn, nhà thơ. Lời giải chi tiết: Các phương tiện hình thức đặc thù; quan niệm đời sống riêng của tác giả; trường phái; thời đại hay dân tộc. Phần A Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 phần A trang 5 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Ở Trung Quốc và Việt Nam, phong cách cổ điển thường gắn với: Phương pháp giải: Xác định các đặc điểm, yếu tố gắn với phong cách cổ điển ở Trung Quốc và Việt Nam. Lời giải chi tiết: D. Ý A và B Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 phần A trang 6 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Phong cách lãng mạn xuất phát từ: Phương pháp giải: Tìm hiểu về nguồn gốc hình thành phong cách lãng mạn. Lời giải chi tiết: A. quan điểm coi nghệ thuật là tiếng nói của con người cá nhân và đời sống cảm xúc Phần A Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 phần A trang 6 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống (làm vào vở) Phương pháp giải: Đọc kĩ và tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu. Lời giải chi tiết: Ở Việt Nam, phong cách lãng mạn phát triển thành một trào lưu lớn vào khoảng những năm 1932 - 1935 với phong trào Thơ Mới với tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. + 1932-1935 + Thơ Mới + Tự lực văn đoàn Phần A Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 phần A trang 6 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau (làm vào vở) Lịch sử/ tiến trình lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến nay gồm........... và ..................... Phương pháp giải: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Lời giải chi tiết: Lịch sử/ tiến trình lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến nay gồm 2 khuynh hướng chính là hiện thực và lãng mạn. Phần A Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 phần A trang 6 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Hãy viết tên một số tác phẩm văn học Việt Nam được sáng tác theo phong cách cổ điển mà bạn đã được học. Phương pháp giải: Tìm và ghi lại tên tác phẩm văn học Việt Nam được sáng tác theo phong cách cổ điển đã được học trong chương trình Lời giải chi tiết: - Một số tác phẩm văn học Việt nam được sáng tác theo phong cách cổ điển: + Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi), Bảo kính cảnh giới - bài 43 (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Độc “Tiểu Thanh Kí” (Nguyễn Du),.... Phần B Tưởng tượng văn bản 1 Trả lời Câu hỏi tưởng tượng văn bản 1 phần B trang 6 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Bạn hình dung như thế nào về bức tranh thu trong những dòng thơ này? Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ đầu bài thơ và nêu cảm nghĩ về bức tranh thu được tác giả khắc hoạ trong khổ đầu của bài thơ. Lời giải chi tiết: Những dòng thơ này vẽ lên một bức tranh mùa thu buồn và man mác, mang đậm chất lãng mạn và cảm xúc u hoài. Hình ảnh "rặng liễu đìu hiu" như đang "chịu tang" tạo nên cảm giác lạnh lẽo, cô đơn, như một nỗi buồn sâu kín. "Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng" làm ta liên tưởng đến những chiếc lá liễu rủ xuống, như giọt nước mắt rơi, gợi lên sự tàn phai của thời gian. Câu thơ "Đây mùa thu tới mùa thu tới" như một lời thông báo, nhưng không hào hứng, mà lại mang theo sự chấp nhận sự đổi thay của thiên nhiên một cách chậm rãi, nặng nề. Cuối cùng, "áo mơ phai dệt lá vàng" là một hình ảnh đầy nghệ thuật, tượng trưng cho sự thay màu của cảnh vật, với những chiếc lá vàng rơi như một tấm áo mờ nhạt, phai màu theo thời gian.Tổng thể, bức tranh thu này không chỉ đẹp mà còn chứa đựng sự trầm lắng và u buồn, gợi lên trong lòng người đọc những suy tư về sự phôi pha và cái đẹp của sự tàn lụi Phần B suy luận 1 văn bản 1 Trả lời Câu hỏi suy luận 1 văn bản 1 phần B trang 7 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Bức tranh tả mùa thu vào thời điểm nào trong ngày? Phương pháp giải: Đọc kĩ nội dung khổ thơ thứ 4 và xác định bức tranh tả mùa thu vào thời điểm nào trong ngày Lời giải chi tiết: Chi tiết "chim bay đi" thường gợi lên hình ảnh đàn chim tìm chỗ nghỉ ngơi khi chiều xuống, cũng như cảm giác u buồn và tĩnh lặng trong không gian khi ngày sắp tàn. Khung cảnh trời "u uất hận chia li" càng nhấn mạnh cảm giác buồn man mác và u ám, thường gắn liền với buổi chiều tà khi mặt trời dần lặn và bóng tối dần bao phủ. Những yếu tố này đều gợi lên hình ảnh của buổi chiều, một thời điểm trong ngày khi con người dễ dàng cảm nhận được sự chia ly, sự tĩnh lặng và nỗi buồn. Phần B suy luận 2 văn bản 1 Trả lời Câu hỏi suy luận 2 văn bản 1 phần B trang 7 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Bạn hiểu như thế nào về tâm trạng của “ít nhiều thiếu nữ “ trong hai dòng cuối bài thơ? Phương pháp giải: Đọc kĩ 2 dòng cuối bài thơ, cảm nhận theo mạch cảm xúc của bài phân tích tâm trạng của “ít nhiều thiếu nữ” được nói đến trong bài. Lời giải chi tiết: Trong hai dòng cuối của khổ thơ, hình ảnh "ít nhiều thiếu nữ buồn không nói, tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì" thể hiện một tâm trạng buồn bã, mơ màng và đầy suy tư của những thiếu nữ. Cảnh tượng mùa thu u ám với "mây vẩn từng không," "chim bay đi," và "khí trời u uất" càng làm tăng thêm nỗi buồn thầm lặng trong lòng các cô gái. Họ không nói ra, chỉ lặng lẽ đứng tựa cửa, hướng mắt nhìn xa xăm như đang tìm kiếm hoặc suy tư về một điều gì đó xa vời, có thể là về tình yêu, về sự chia ly hay những trăn trở của cuộc sống. Cảnh tượng này mang đến cảm giác tĩnh lặng, cô đơn, và một nỗi buồn không lời. Đó là sự phản chiếu của một tâm trạng nhẹ nhàng, mơ hồ nhưng sâu lắng, đặc trưng cho cảm xúc của con người khi mùa thu đến. Phần B Suy luận văn bản 2 Trả lời Câu hỏi suy luận văn bản 2 phần B trang 6 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Vì sao tác giả lại viết “thẹn với ông Đào” Phương pháp giải: Đọc phần chú giải để biết ông Đào mà tác giả viết là ai? Từ đó tìm hiểu lý do vì sao tác giả lại viết “thẹn với ông Đào” Lời giải chi tiết: Nguyễn Khuyến nhắc đến "ông Đào" ở đây chính là Đào Tiềm, một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc trong thời kỳ Đông Tấn, người được biết đến với lối sống thanh bần và ẩn dật, cũng như những bài thơ về cảnh vật thiên nhiên giản dị, tĩnh lặng. Nguyễn Khuyến, khi viết "Thẹn với ông Đào", muốn thể hiện sự khiêm tốn và lòng tự trọng của mình. Ông cảm thấy mình chưa đủ tài năng và tâm hồn để tả cảnh thiên nhiên một cách thanh cao và sâu sắc như Đào Tiềm. Cảm giác "thẹn" này cũng phản ánh sự tự ý thức về vị thế và tài năng của mình trong việc sáng tác thơ ca, đặc biệt là khi ông đối diện với những bậc tiền bối vĩ đại như Đào Tiềm. Câu thơ còn thể hiện sự chân thật và tinh thần tự vấn của Nguyễn Khuyến, một nhà thơ luôn đề cao sự trong sáng và tinh khiết trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống Phần B Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Phân tích bức tranh mùa thu trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây mùa thu tới. Bạn có nhận xét về cách miêu tả bức tranh thu ấy? Phương pháp giải: Đọc hai khổ thơ đầu bài thơ Đây mùa thu tới, phân tích các chi tiết, hình ảnh... của bức tranh mùa thu. Đưa ra nhận xét về cách miêu tả bức tranh thu. Lời giải chi tiết: - Khổ thơ thứ nhất: Bức tranh thu đẹp, thơ mộng mà buồn Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng + Hình ảnh “Rặng liễu” là dấu hiệu của mùa thu, mang đến không khí buồn bã, lãng mạn. + Từ láy “đìu hiu” miêu tả không khí buồn, vắng vẻ. + Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để mô tả hoạt động của rặng liễu trầm mặc, đứng nghiêng mình. “Liễu” không chỉ là thực thể mà đó còn là hình ảnh buồn, nghiêng mình trước “tang” + Lá liễu buông dài như tóc nàng cô phụ “buồn buông xuống”. Lá liễu ướt đẫm sương thu tưởng như “lệ ngàn hàng”. => Từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo bao nỗi buồn thấm thía. + Biện pháp láy âm: “đìu hiu- chịu”, “tang - ngàn - hàng”, “buồn - buông - xuống” tạo nên vần thơ giàu âm điệu, nhạc điệu. Say mê ngắm “rặng liễu đìu hiu...”, nhà thơ khẽ reo lên khi chợt nhận thấy thu đã đến. “Đây mùa thu tới mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng” + Câu thơ thứ ba cất lên tiếng lòng thi sĩ: “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của thi sĩ đã bắt kịp bức thông điệp của đất trời. Dường như giữa im lìm của vạn vật, chỉ một mình nhà thơ lắng nghe được bước chuyển rất nhẹ của thời gian. Câu thơ có giá trị như một lời thông báo, xác nhận sự hiện diện của thời gian. Trong một câu mà có tới hai lần “mùa thu tới”, thi sĩ như vội vàng, cuốn quýt thốt lên khi mùa thu vừa bước đến. Như đã chờ đợi từ lâu, Xuân Diệu mở rộng lòng mình để đón thu. + Thu vừa tới, sắc màu cỏ cây vạn vật đều đổi thay, trở thành "mơ phai" nhẹ nhàng và có chút mơ hồ đầy quyến rũ. Từ “dệt” cũng được sử dụng tinh tế cho thấy bước đi mùa thu như có sức chuyển biến mạnh mẽ tới vạn vật, đi tới đâu là nơi đó trở nên huy hoàng, lộng lẫy hơn bội phần. Câu thơ "Với áo mơ phai dệt lá vàng" là một câu thơ thi vị, nói lên cái hồn thu vừa mơ màng, lơ đãng nhưng cũng rất tươi sáng và rực rỡ. - Khổ thơ thứ 2: “Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá... Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh” + “Hơn một” cách nói diễn tả hoa lác đác tàn rụng trong vườn buổi đầu thu khi mùa thu tới. + Động từ “rũa” được sử dụng tinh tế, tạo cảm giác sự chuyển động, mùa thu như đang chiếm dần, lá đỏ mở rộng từng chút một và màu xanh dần dần biến mất. Hình ảnh “sắc đỏ rũa màu xanh” gợi tả một nét thu, sắc thu cho thấy cách nhìn, cách tả, cách cảm xúc của nhà thơ rất nhạy cảm và tinh tế. + Trong làn gió thu lành lạnh: “Những luồng run rẩy rung rinh lá/ Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Xuân Diệu không viết “làn gió” mà lại nói “luồng” có giá trị gợi tả đặc sắc. Gió nhè nhẹ nên cây cỏ mới rung rinh khẽ lay động.Gió nhè nhẹ, nên cây cỏ mới rung rinh khẽ lay động. Từ láy "run rẩy" vừa tạo hình vừa gợi cảm giác. Làn gió thu lạnh làm cho lá cây, nhánh cây rùng mình rùng mình. +Lác đác trong vườn có "đôi nhánh khô gầy" rụng hết lá, khẳng khiu nhỏ bé "gầy", chất nhựa cạn kiệt như "khô" lại. Hình ảnh "xương mỏng manh" đã cực tả dáng vẻ khô gầy, trơ trụi, tàn tạ của một nhánh cây nhỏ bé trong vườn hoa. => Từ láy "mỏng manh" phối hợp cùng các từ ngữ: "nhánh, khô, gầy, xương" - gợi lên cái hồn thu tàn tạ, tiêu sơ qua hình ảnh đôi nhánh cây nhỏ bé, trụi lá xác xơ đang "run rẩy rung rinh" trước những luồng gió thu lành lạnh. Phần B Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Theo bạn, nét độc đáo của bài thơ Đây mùa thu tới là gì? Liên hệ với một bài thơ viết về mùa thu để làm rõ nét độc đáo đó. Phương pháp giải: Phân tích, chỉ ra nét độc đáo về chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật,... trong bài thơ Đây mùa thu tới của nhà thơ Xuân Diệu. Từ đó liên hệ với một bài thơ khác viết về mùa thu Lời giải chi tiết: - Cảm nhận mới về mùa thu: Xuân Diệu không chỉ miêu tả mùa thu theo cách quen thuộc mà còn thể hiện mùa thu bằng những cảm xúc mới mẻ, giàu tính cá nhân. Mùa thu trong thơ Xuân Diệu mang vẻ buồn nhưng đẹp, gợi cảm giác tàn phai, nhạt nhoà và đầy luyến tiếc, khác với mùa thu tĩnh lặng và thanh bình trong thơ cổ điển. - Ngôn ngữ và âm điệu tinh tế: Thơ sử dụng các phụ âm “r” (rụng, rũa, run rẩy) và “m” (một, màu, mỏng manh) để tạo ra sự rung cảm và gợi hình rõ nét, làm nổi bật vẻ mong manh, dễ tổn thương của mùa thu - Liên hệ: Khi so sánh với bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, ta thấy rõ sự khác biệt. Trong Thu điếu, mùa thu được thể hiện qua khung cảnh tĩnh lặng, thanh bình của làng quê Bắc Bộ, với hình ảnh "ao thu", "chiếc thuyền câu" gợi lên cảm giác yên ả và bình dị. Trái lại, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu thể hiện mùa thu với vẻ đẹp buồn, phảng phất sự lo lắng về thời gian và tuổi trẻ trôi qua. Phần B Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Bài thơ Thu vịnh đã đáp ứng các yêu cầu về thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật như thế nào? Phương pháp giải: Phân tích, chỉ ra các đặc điểm về thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật trong bài thơ Thu Vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. Lời giải chi tiết: Bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, bao gồm: + Cấu trúc chuẩn: Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, đảm bảo đúng thể loại thất ngôn bát cú. + Luật bằng trắc: Thơ tuân thủ đúng quy luật bằng trắc (chữ thứ hai, tư, và sáu của các câu) với sự luân phiên giữa các câu lẻ và câu chẵn, tạo nên nhịp điệu hài hòa. + Phép đối: Các cặp câu thực (câu 3 và 4) và cặp câu luận (câu 5 và 6) đối nhau về ý nghĩa và hình thức, thể hiện sự cân đối và chuẩn mực. + Niêm luật: Các câu thơ được kết nối chặt chẽ, không bị lỗi niêm, đảm bảo sự liên kết mạch lạc từ đầu đến cuối bài thơ. + Cách ngắt nhịp: Bài thơ sử dụng cách ngắt nhịp đều đặn, thường là 4/3 hoặc 3/4, giúp tăng tính nhạc điệu cho tác phẩm. Phần B Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ Thu Vịnh và Đây mùa thu tới. Chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (chủ thể có từ nhân xưng rõ ràng; chủ thể hóa thân vào nhân vật; chủ thể ẩn)? Phương pháp giải: Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ Thu Vịnh và Đây mùa thu tới. Lời giải chi tiết: - Chủ thể trữ tình của bài thơ Thu Vịnh: + Dạng thức xuất hiện: Chủ thể trữ tình trong bài thơ này là chủ thể ẩn. => Giải thích: Nguyễn Khuyến không trực tiếp xuất hiện bằng các từ nhân xưng mà sử dụng cảnh vật mùa thu để diễn tả tâm trạng của mình. Qua sự miêu tả thiên nhiên, người đọc cảm nhận được nỗi buồn, sự cô đơn và tấm lòng yêu nước của tác giả. - Chủ thể trữ tình của bài thơ Đây mùa thu tới: + Dạng thức xuất hiện: Chủ thể trữ tình trong bài thơ này cũng là chủ thể ẩn. => Giải thích: Trong thơ Xuân Diệu, cảnh thu được miêu tả kỹ lưỡng với những hình ảnh và âm thanh đặc trưng. Chủ thể trữ tình không trực tiếp xuất hiện, mà ẩn mình trong sự mô tả chi tiết về mùa thu, thể hiện nỗi lòng xao xuyến, bâng khuâng trước sự thay đổi của thiên nhiên. Phần B Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Theo bạn, cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước bức tranh mùa thu trong hai bài thơ có điểm gì tương đồng, khác biệt? Vì sao có sự tương đồng, khác biệt ở đó? Phương pháp giải: Phân tích cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước bức tranh mùa thu trong bài Thu Vịnh và Đây mùa thu tới. Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Lý giải vì sao có sự tương đồng, khác biệt Lời giải chi tiết: 1. Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình * Trong bài Thu Vịnh: - Tình cảm và cảm xúc: Nguyễn Khuyến thể hiện một nỗi buồn sâu lắng trước cảnh sắc mùa thu. Qua việc mô tả thiên nhiên, tác giả bộc lộ nỗi cô đơn, hoài niệm về thời gian đã qua và cảm nhận về sự tàn phai của cảnh vật cũng như cuộc đời. - Phương thức thể hiện: Tác giả dùng những hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi và mang tính truyền thống để diễn tả tâm trạng, khiến bức tranh mùa thu mang đậm tính trữ tình và triết lý. *Trong bài Đây mùa thu tới: - Tình cảm và cảm xúc: Xuân Diệu bộc lộ sự xao xuyến, bâng khuâng trước sự biến đổi của thiên nhiên trong mùa thu. Tác giả cảm nhận sự yếu đuối và mong manh của thiên nhiên khi mùa thu đến, cũng như sự trống vắng, cô độc trong lòng người. - Phương thức thể hiện: Xuân Diệu sử dụng những hình ảnh thơ hiện đại, giàu cảm xúc và sắc nét để diễn tả tâm trạng, tạo nên bức tranh mùa thu đầy sự nhạy cảm và tinh tế. 2.Điểm tương đồng và khác biệt * Tương đồng: - Cả hai bài thơ đều thể hiện tình cảm của chủ thể trữ tình qua sự miêu tả thiên nhiên mùa thu. - Nỗi buồn và sự cô đơn là cảm xúc chủ đạo, phản ánh tâm trạng suy tư và cảm nhận sâu sắc về sự tàn phai. * Khác biệt: -Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến mang tính truyền thống, với những hình ảnh giản dị và ngôn ngữ nhẹ nhàng. Bức tranh mùa thu của ông thường tĩnh lặng và mang tính chất suy ngẫm. - Đây mùa thu tới của Xuân Diệu hiện đại hơn, với những cảm xúc được thể hiện một cách trực tiếp, mãnh liệt hơn. Hình ảnh thơ sống động, màu sắc và âm thanh trong bài thơ gợi nên sự chuyển động không ngừng của thời gian và thiên nhiên. 3.Lý giải sự tương đồng và khác biệt - Tương đồng: Cả hai nhà thơ đều là những tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và thời gian, thể hiện qua cách họ cảm nhận và diễn đạt về mùa thu. -Khác biệt: Do bối cảnh lịch sử, phong cách sáng tác và cá tính nghệ thuật khác nhau, Nguyễn Khuyến thiên về sự trầm lắng và sâu sắc, trong khi Xuân Diệu lại nhấn mạnh vào sự mãnh liệt, sống động của cảm xúc và thời gian. Phần B Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Đọc phần chú thích giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến, bạn cho biết bài thơ Thu Vịnh thuộc thời kì/ giai đoạn văn học nào trong lịch sử văn học Việt Nam? Bối cảnh sáng tác đó có ảnh hưởng đến phong cách sáng tác bài thơ không? Vì sao? Phương pháp giải: Xác định thời kì/ giai đoạn tác giả Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Thu Vịnh, chỉ ra thời kì/ giai đoạn đó có gì đặc biệt. Những sự kiện lịch sử thời kì/ giai đoạn đó có ảnh hưởng thế nào tới phong cách sáng tác của bài thơ Lời giải chi tiết: * Thời kỳ/giai đoạn văn học: Bài thơ Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến thuộc giai đoạn cuối của văn học trung đại Việt Nam, khoảng cuối thế kỷ 19. Đây là thời kỳ đất nước gặp nhiều biến động do sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp, dẫn đến nhiều thay đổi trong xã hội và văn hóa. * Ảnh hưởng của bối cảnh sáng tác đến phong cách bài thơ: - Ảnh hưởng của bối cảnh: Thời kỳ cuối trung đại là giai đoạn chuyển giao giữa truyền thống và hiện đại, chịu tác động mạnh mẽ từ sự suy thoái của triều đại phong kiến và sự áp đặt của thực dân Pháp. Nỗi buồn và sự chán nản của các nhà nho trước tình cảnh đất nước mất quyền tự chủ đã thấm đượm vào sáng tác văn học. - Phong cách sáng tác: Trong bài Thu Vịnh, Nguyễn Khuyến thể hiện một nỗi buồn man mác, cô đơn và cảm nhận sự tàn phai của cảnh sắc thiên nhiên, đồng thời cũng là nỗi buồn trước sự suy tàn của xã hội phong kiến. Sự giản dị, mộc mạc trong ngôn từ và hình ảnh thơ là biểu hiện của tinh thần hoài cổ, nhưng đồng thời cũng phản ánh sự bất lực trước thời cuộc. => Do đó, bối cảnh lịch sử và xã hội đã ảnh hưởng rõ rệt đến phong cách sáng tác của Nguyễn Khuyến, thể hiện qua nỗi buồn và tâm trạng hoài niệm trong bài thơ. Phần B Câu 7 Trả lời Câu hỏi 7 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Xác định phong cách sáng tác của bài thơ Thu Vịnh, Đây mùa thu tới và cho biết căn cứ vào đâu để bạn xác định được như vậy Phương pháp giải: Chỉ ra phong cách sáng tác của bài thơ Thu Vịnh và Đây mùa thu tới, phân tích dẫn chứng chứng minh. Lời giải chi tiết: * Phong cách sáng tác của bài Thu Vịnh - Phong cách: Bài Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến mang đậm phong cách trữ tình, cổ điển. - Căn cứ: Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh và âm hưởng đặc trưng của thơ Đường luật. Nguyễn Khuyến tả cảnh mùa thu với cảm xúc u hoài, thanh tịnh, thể hiện tình yêu thiên nhiên và nỗi buồn của một nhà nho trước thời thế. * Phong cách sáng tác của bài Đây mùa thu tới - Phong cách: Bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu thuộc phong cách hiện đại, lãng mạn. - Căn cứ: Bài thơ sử dụng ngôn từ mới mẻ, phóng khoáng, với cảm xúc mãnh liệt về mùa thu. Xuân Diệu thể hiện sự sôi nổi, khát khao sống và yêu, trái ngược với nỗi buồn của mùa thu trong văn học cổ điển. Cách sử dụng các từ láy, điệp âm và hình ảnh gợi cảm trong thơ Xuân Diệu là những dấu ấn của phong cách lãng mạn hiện đại. Phần B Câu 8 Trả lời Câu hỏi 8 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo Theo bạn, phong cách sáng tác ảnh hưởng như thế nào đến cách thể hiện chủ đề, tư tưởng của mỗi bài thơ trên? Phương pháp giải: Phân tích phong cách sáng tác của tác giả trong hai bài thơ Đây mùa thu tới của tác giả Xuân Diệu và Thu Vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. Phân tích phong cách sáng tác đó ảnh hưởng như thế nào đến cách thể hiện chủ đề, tư tưởng của mỗi bài thơ. Lời giải chi tiết: * Phong cách sáng tác của Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) - Phong cách: Lãng mạn hiện đại. Xuân Diệu được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình" trong phong trào Thơ mới, với phong cách viết giàu cảm xúc, táo bạo và mãnh liệt. => Ảnh hưởng đến chủ đề và tư tưởng: Phong cách lãng mạn của Xuân Diệu thể hiện trong cách ông cảm nhận mùa thu không chỉ là sự chuyển giao của tự nhiên mà còn là sự phản ánh những xúc cảm con người. Trong Đây mùa thu tới, ông thể hiện một nỗi buồn man mác, nhưng không u sầu, mà là sự rung động trước sự biến đổi của thiên nhiên, và khao khát yêu đời, yêu người. Phong cách này giúp Xuân Diệu khắc họa một mùa thu đầy sức sống và sự trân trọng đối với thời gian. * Phong cách sáng tác của Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến) - Phong cách: Cổ điển, truyền thống. Nguyễn Khuyến là một trong những đại diện tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, với lối viết trữ tình, giàu hình ảnh và tuân theo quy tắc thơ Đường luật. => Ảnh hưởng đến chủ đề và tư tưởng: Phong cách cổ điển của Nguyễn Khuyến ảnh hưởng sâu sắc đến việc thể hiện một mùa thu thanh tịnh, gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên tĩnh lặng. Trong Thu Vịnh, ông bộc lộ tình yêu thiên nhiên, sự an nhiên trong tâm hồn, đồng thời cũng phản ánh một nỗi buồn kín đáo về thời thế và cuộc đời. Phong cách này giúp Nguyễn Khuyến mang đến một cảm giác hoài cổ, sâu lắng, phù hợp với bối cảnh lịch sử và tâm trạng của chính ông.
Quảng cáo
|