Giải Bài tập Đọc trang 17, sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạoĐâu không phải là điểm khác nhau giữa tiểu thuyết và truyện ngắn? a. Quy mô của tiểu thuyết lớn hơn so với truyện ngắn... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 1 Đâu không phải là điểm khác nhau giữa tiểu thuyết và truyện ngắn? a. Quy mô của tiểu thuyết lớn hơn so với truyện ngắn b. Tiểu thuyết thường được in thành một ấn bản riêng, truyện ngắn được in dưới dạng tập truyện. c. Tiểu thuyết được đánh giá cao hơn về giá trị nghệ thuật so với truyện ngắn d. Số lượng nhân vật của tiểu thuyết nhiều hơn, được tổ chức thành nhiều tuyến truyện hơn so với truyện ngắn. e. Không gian và thời gian của tiểu thuyết rộng, dài hơn so với truyện ngắn Phương pháp giải: Nắm chắc kiến thức về tiểu thuyết và truyện ngắn Lời giải chi tiết: 1c A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 2 Thời đại nào trong lịch sử Việt nam được tính là thời hiện đại (có thể chọn nhiều đáp án) a. 1930-1945 b. Nửa cuối thế kỉ XIX c. Thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX d. Đầu thế kỉ XX- 1930 e. 1945-1975 Phương pháp giải: Nắm chắc các mốc thời gian của thời điểm hiện đại trong lịch sử Việt Nam Lời giải chi tiết: 2a,d,e A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 3 Ngôn ngữ của nhân vật tiểu thuyết thể hiện: a. Xuất thân và nền tảng văn hóa của nhân vật. b. Tính cách, thái độ, cảm xúc của nhân vật. c. Thái độ, quan điểm của người kể chuyện đối với nhân vật. d. a và b đúng e. b và c đúng Phương pháp giải: Nắm chắc về đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật Lời giải chi tiết: 3d A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 4 Trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết trung đai và tiểu thuyết hiện đại. Có thể sử dụng bảng sau:
Phương pháp giải: Nắm chắc kiến thức về tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại. Lời giải chi tiết:
A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 5 Tìm đọc một tiểu thuyết và chọn ra một đoạn ngắn chỉ ra đâu là ngôn ngữ của người kể chuyện, đâu là ngôn ngữ của nhân vật trong đoạn đó. Ngôn ngữ của nhân vật cho bạn biết điều gì về tính cách của nhân vật Phương pháp giải: Chọn một tiểu thuyết mà mình đã học, đã đọc. Lời giải chi tiết: Tôi cũng cười đã cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt. - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu? Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất; lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: - Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may và sắm sửa cho và thăm em bé chứ. Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có cảm giác đau đớn ấy…. (Trong lòng mẹ, trích “Những ngày thơ ấu” , Nguyên Hồng) - Ngôn ngữ của người kể chuyện: + Ngôn ngữ của nhân vật “tôi”- người kể chuyện trực tiếp + Ngôn ngữ đơn giản, gần gũi - Ngôn ngữ của nhân vật “cô tôi”: + “ Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?”, “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may và sắm sửa cho và thăm em bé chứ.” + Giọng điệu: giả tạo, ngọt ngào, mang tính đay nghiến + Sử dụng những câu hỏi dồn dập, dẫn dắt và xoáy sâu vào nỗi đau của nhân vật tôi qua những cụm từ “mợ mày phát tài lắm”, “em bé” → Một người xảo quyệt, độc ác, sử dụng những lời nói ngọt ngào để đay nghiến, chọc ngoáy vào nỗi đau và thao túng người khác. B.Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 1 Đọc văn bản Đôi chân đèn bằng bạc (trích Những người khốn khổ) và thực hiện các yêu cầu phía dưới: Câu hỏi: 1. So sánh phản ứng của bà giúp việc Ma-gơ-loa và Đức Giám mục My-ri-en đối với việc bị mất bộ đồ ăn bằng bạc. Phản ứng đó cho thấy điều gì về tính cách của họ? 2. Liệt kê những chi tiết, hình ảnh thể hiện thái độ của giám mục khi nhóm cảnh sát áp giải Giăng Van-giăng đến gặp ông và sau khi họ rời đi. Thái độ và cách ứng xử ấy thể hiện tính cách và quan niệm sống của giám mục như thế nào? 3. Bạn nhận định như thế nào về diễn biến tâm lý của Giăng Van-giăng khi được dẫn đến trước giám mục và khi được nhận đôi chân đèn bằng bạc? Chi tiết nào thể hiện chuỗi diễn biến tâm lý đó? Vì sao anh “không nhớ mình có hứa với giám mục điều gì hay không”? 4. Vì sao bà giúp việc Ma-gơ-loa và cô em gái Bóp-ti- xtin không nói gì khi Giám mục My-ri-en trao đôi chân đèn cho Giăng Van-giăng? So sánh với phản ứng trước đó của bà Ma-gơ-loa về việc bị mất bộ đồ ăn bằng bạc, hãy bổ sung trong câu trả lời của bạn ở câu 1 5. Đọc kỹ phần Tóm tắt tiểu thuyết. Theo bạn, hành động của Giám mục My-ri-en trong đoạn trích này đã ảnh hưởng như thế nào đến phần đời còn lại của Giăng Van-giăng? Thử phân tích ý nghĩa của hình ảnh đôi chân đèn này trong đoạn kết của tiểu thuyết. 6. Phân tích thông điệp của văn bản qua hình ảnh Giám mục My-ri-en và đôi chân đèn bằng bạc Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản và kết hợp với kiến thức về thể loại tiểu thuyết để hoàn thiện câu trả lời. Lời giải chi tiết: 1. Phản ứng của bà giúp việc Ma-gơ-loa và Đức Giám mục My-ri-en đối với việc bị mất bộ đồ ăn bằng bạc: Bà giúp việc Ma-gơ-loa: - Hớt hải chạy đi tìm giáo mục, hoảng hốt chạy khắp nơi, giận dữ và quát mắng Giăng Van-giăng, … → Chu đáo, quan tâm người khác, nhiều lời và dễ phản ứng gay gắt Đức Giám mục My-ri-en: - Bình tĩnh, ôn tồn, nhẹ nhàng khuyên bà Ma-gơ-loa nghĩ về những kẻ khó, ngồi ăn một cách vui vẻ… → Độ lượng, vị tha, hiền hòa… 2. Khi nhóm cảnh sát áp giải Giăng Van-giăng đến gặp, giám mục có những thái độ, hành động: - Cố bước nhanh đến bên Giăng Van-giăng - Khẳng định mình đã tặng Giăng Van-giăng bộ đồ bạc cả bộ chân đèn bằng bạc - Cười ngắt lời viên cảnh sát - Tự tay giao đôi chân đèn cho sau Giăng Van-giăng Sau khi họ rời đi: - Nói với Giăng Van-giăng rằng anh ta đã hứa với ông sẽ trở thành người lương thiện - Khẳng định Giăng Van-giăng đã là người lương thiện và linh hồn anh thuộc về Chúa. —> Thái độ và cách ứng xử đó thể hiện: - Tính cách: Coi trọng sự an toàn của Giăng Van-giăng hơn những món đồ đắt tiền; dịu dàng hiền hòa; khéo léo và luôn nghĩ tới người khác… - Quan niệm sống: Sống thì nên nghĩ đến cả những người xung quanh, đặc biệt là những người khốn khó/ Sự trừng phạt không thể đưa con người ra khỏi tội lỗi và bóng tối, thứ làm được điều đó chính là sự yêu thương và lòng khoan dung/ Giá trị của một thứ gì đó không nằm ở việc chúng đáng giá bao nhiêu, mà nằm ở chuyện chúng sẽ giúp con người thay đổi được điều gì trong cuộc sống/ Sống là tha thứ, là yêu thương… 3. Chuỗi diễn biến tâm lý của nhân vật Giăng Văn-giăng: Lầm lì, chán nản, thất vọng (Giăng Văn-giăng đương lầm lì và có vẻ thất vọng) —> Sợ hãi, kinh hoàng (... kinh hoàng. Anh lầm bẩm: “Đức cha à!Vậy ra không phải là ông cụ xứ…”) —> Sốc, rối bời (giương con mắt nhìn, vẻ mặt anh bây giờ tưởng không còn ngôn ngữ nào có thể tả rõ được.) —> Hoang mang, lo lắng (lùi lại ngơ ngác như người mơ ngủ, lắp bắp nói không ra tiếng), Choáng váng, ngơ ngác ( run bần bật, mặt mày ngơ ngác) —> Đứng hình, không hiểu chuyện gì (như người sắp ngất, không nhớ có hứa với ông giám mục điều gì hay không, cứ đứng ngây người ra) Anh “không nhớ mình có hứa với giám mục điều gì hay không” là bởi vì: - Anh ta không nói được điều gì, không hiểu, không lí giải được chuyện gì đang xảy ra; anh ra đang trong cơn choáng váng - Anh ta nhận được một ân huệ quá lớn của Đức Giám mục: giám mục không chỉ tha thứ cho hành động của Giăng Van-giăng mà ông còn tặng Giăng Van-giăng những món anh đã lấy trộm 4. Bà Ma-gơ-loa và cô Báp-ti-xtin không nói gì dù là bới có thể là do họ tin vào lời nói của Đức Giám mục, cũng có thể là họ hiểu được mục đích của ông giám mục là gì. So sánh với phản ứng trước đó của bà Ma-gơ-loa có thể bổ sung thêm ý: Trong tâm bà, bà sẵn lòng tha thứ cho Giăng Van-giăng, bà không đòi lại đồ vì bà biết giá trị to lớn hơn của món đồ đó là cả một cuộc đời, là chìa khóa cứu vớt lại bản chất lương thiện của Giăng Van-giăng —> Sự khoan dung, nhân hậu. 5. Sau khi rời nhà Đức Giám ngục, Giăng Van-giăng mang một tên mới, thân phận mới, sống một cuộc sống nỗ lực, hướng thiện. Ông mở rộng trái tim mình, dành tình yêu cho tất cả mọi người, ông yêu cả những thân phận người bé nhỏ nhất, đáng thương, dễ bị lãng quên nhất… —> Hành động của Giám mục My-ri-en chính là một sự thức tỉnh, là ánh sáng rọi vào và chỉ lối cho cuộc đời tràn ngập bóng tối của Giăng Van-giăng Ý nghĩa của đôi chân đèn: - Biểu tượng của lí tưởng sống, của tấm lòng vị tha - Là ánh sáng, sự thức tỉnh của cuộc đời Giăng Van-giăng - Là lời hứa về sự lương thiện, là sự đánh đổi để có được một con người biết yêu thương, biết quay về cái tốt đẹp. 6. Thông điệp của văn bản: Sự trừng phạt không phải lúc nào cũng có thể đưa con người ra khỏi tội lỗi và bóng tối,nhưng tình yêu và lòng bao dung lại chính là án sáng giúp người ta biết con đường nào nên đi để bước ra khỏi nó. Qua hình ảnh Giám mục My-ri-en: Sự khoan dung, tấm lòng cao cả của ông không chỉ cứu thoát Giăng Van-giăng ra khỏi ngục tù mà còn cứu vớt cả cuộc đời của anh ta và rất nhiều con người khác nữa Qua hình ảnh đôi chân đèn bằng bạc: Là biểu tượng của lời hứa lương thiện, là sự nhắc nhở về tình yêu và tấm lòng của Giám mục My-ri-en. Đó cũng là ánh sáng soi đường, chỉ lối cho Giăng Van-giăng đến cuối cuộc đời.
Quảng cáo
|