Giải Bài tập tiếng Việt trang 37,38 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diềuTải vềBài tập tiếng Việt trang 37,38 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 37 Ngữ văn 6 Cánh diều (Bài tập 1, SGK) Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập" hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ hai văn bản Lời giải chi tiết: - Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: + Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. + Giữa tháng 5, Người yêu cầu… cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. + Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. + Tối 25-8, Người vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. + Sáng 26-8-1945, Hồ Chí Minh triệu tập… ra mắt nhân dân. + Ngày 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng… mà Người đã chuẩn bị. + Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến… lâm thời. + Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang,… một cái bàn tròn. + Ngày 30-8, Bác mời một số… Tuyên ngôn Độc lập. + Ngày 31-8, Bác bổ sung… Tuyên ngôn Độc lập. + 14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh… Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: + Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta… hoàn toàn. + Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. => Tác dụng của kiểu câu đó khiến cho việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản được rõ ràng hơn. Người đọc nắm bắt được các mốc thời gian cụ thể, người viết dễ dàng viết hơn. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 37 Ngữ văn 6 Cánh diều Xác định vị ngữ là cụm từ trong những câu sau: a) Roi sắt gãy. (Theo Thánh Gióng) b) Quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Theo Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ) c) Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ. (Theo Bùi Đình Phong) Phương pháp giải: Đọc và xác định Lời giải chi tiết: Vị ngữ là cụm từ: b) đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ c) tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 38 Ngữ văn 6 Cánh diều (Bài tập 3, SGK) Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó. a) Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài) b) Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài) c) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (Theo Bùi Đình Phong) d) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (Theo Bùi Đình Phong) Phương pháp giải: Đọc và xác định Lời giải chi tiết: a) Vị ngữ: trước kia ngắn hủn hoẳn (cụm tính từ) bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi (cụm động từ) * Cụm tính từ: trước kia ngắn hủn hoẳn - Thành phần phụ trước: trước kia - Thành phần trung tâm: ngắn - Thành phần phụ sau: hủn hoẳn * Cụm động từ: bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi - Thành phần phụ trước: bây giờ - Thành phần trung tâm: thành - Thành phần phụ sau: cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. b) Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (cụm động từ) - Thành phần trung tâm: trả lời - Thành phần phụ sau: tôi, bằng một giọng rất buồn rầu c) Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (cụm động từ) - Thành phần trung tâm: bổ sung - Thành phần phụ sau: một số điểm, vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập” d) Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (cụm động từ) - Thành phần trung tâm: đọc - Thành phần phụ sau: “Tuyên ngôn Độc lập”, tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 38 Ngữ văn 6 Cánh diều Mỗi cụm động từ là vị ngữ trong những câu dưới đây có mấy thành tố phụ? Các thành tố phụ đó bổ sung cho từ trung tâm những ý nghĩa gì? a) Quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà... (Sọ Dừa) b) Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. (Thạch Sanh) c) Vua phong cho em bé làm trạng nguyên. (Em bé thông minh) Phương pháp giải: Đọc và xác định Lời giải chi tiết: a) Cụm động từ là vị ngữ: đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà... (từ trung tâm trong cụm động từ này là đưa). Ở cụm động từ này có hai thành tố phụ: thành tố phụ chỉ người nhận (vợ) và thành tố phụ chỉ vật là đối thể trao nhận (một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà...). Hai thành tố phụ này trả lời cho câu hỏi: đưa cho ai? đưa cái gì? b) Cụm động từ là vị ngữ: gả công chúa cho Thạch Sanh. ...(từ trung tâm trong cụm động từ này là gả). Ở cụm động từ này có hai thành tố phụ: thành tố phụ chỉ đối tượng trao nhận (công chúa) và thành tố phụ chỉ người nhận (Thạch Sanh). Hai thành tố phụ này trả lời cho câu hỏi: gả ai? gả cho ai? c) Cụm động từ là vị ngữ: phong cho em bé làm trạng nguyên (từ trung tâm trong cụm động từ này là phong). Ở cụm động từ này có hai thành tố phụ: thành tố phụ chỉ người nhận (em bé) và thành tố phụ chỉ chức vụ được nhận (làm trạng nguyên). Hai thành tố phụ này trả lời cho câu hỏi: phong cho ai? phong chức vụ gì? Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 38 Ngữ văn 6 Cánh diều Chỉ ra tác dụng miêu tả của thành tổ phụ (in đậm) trong các cụm động từ, cụm tính từ làm vị ngữ ở những câu sau: a) Biển nổi sóng mù mịt. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài) c) Những ngọn có gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. (Tô Hoài) Phương pháp giải: Đọc và xác định Lời giải chi tiết: a) Thành tố phụ (mù mịt) miêu tả hoạt động của sóng biển mạnh đến mức ông lão không nhìn thấy gì. Qua thành tố phụ miêu tả này, tác giả muốn thể hiện ý: sự giận dữ của biển đã ở mức độ cao trước đòi hỏi quá đáng của mụ vợ ông lão đánh cá. b) Thành tố phụ (như cú mèo thế này) vừa miêu tả mức độ cao, sự khó chịu của mùi hôi toát ra từ Dế Choắt, vừa thể hiện thái độ khinh bỉ của Dế Mèn đổi với anh chàng Dế Choắt yếu ớt, tội nghiệp. c) thành tố phụ (y như có nhát dao vừa lia qua) miêu tả sự lợi hại của những chiếc vuốt của Dế Mèn. Qua thành tố phụ miêu tả này, tác giả muốn thể hiện ý: Dế Mèn tự hào về sức mạnh của bản thân, về sự lợi hại của những chiếc vuốt sắc nhọn. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|