Giải Bài tập tiếng Việt trang 15 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diềuTải vềGiải Bài tập tiếng Việt trang 15 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 15 Ngữ văn 6 Cánh diều (Bài tập 2, SGK) Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào? làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non. b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ ghép Lời giải chi tiết: Giữa các yếu tố trong mỗi từ ghép có mối quan hệ về nghĩa. Chẳng hạn, quan hệ giữa làng và xóm (trong từ làng xóm) là quan hệ giữa hai yếu tố gần nghĩa; còn quan hệ giữa trước và sau (trong từ trước sau) là quan hệ giữa hai yếu tố có nghĩa trái ngược nhau. Trên cơ sở đó, ta thấy, các từ ghép đã cho được tạo ra theo những cách sau: a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần hoặc giống nhau: làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp. b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, phải trái. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 15 Ngữ văn 6 Cánh diều (Bài tập 3, SGK) Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp. bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm a) Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp. b) Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bánh rán. c) Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo. d) Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ ghép Lời giải chi tiết: a) Phân tích các từ ghép đã cho, có thể thấy mỗi từ đều có yếu tố chung đứng trước là bánh và yếu tố riêng (khác nhau) đứng sau nêu tên cụ thể của từng loại bánh. Vậy yếu tố riêng đứng sau nêu tên cụ thể từng loại bánh chính là yếu tố thể hiện sự khác nhau giữa các loại bánh. b) Xếp các yếu tố thể hiện sự khác nhau giữa các loại bánh vào các nhóm: - Chỉ chất liệu làm bánh: bánh tẻ, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm. - Chỉ cách làm (chế biến): bánh nướng. - Chỉ tính chất: bánh xốp. - Chỉ hình dáng: bánh tai voi, bánh bèo. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 16 Ngữ văn 6 Cánh diều Tìm thêm một số từ ghép tả a) màu đỏ, ví dụ: đỏ au,… b) màu xanh, ví dụ: xanh ngắt,… c) màu trắng, ví dụ: trắng muối... Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ ghép Lời giải chi tiết: Theo mẫu đã cho, có thể thấy các từ ghép cần tìm đều có cấu tạo gồm yếu tố chính (đứng trước) chỉ các loại màu và yếu tố phụ (đứng sau) miêu tả cụ thể các màu đó. Từ sự phân tích trên, ta có thể tìm được các từ ghép tả các màu (đỏ, xanh, trắng) như sau: a) Màu đỏ: đỏ au, đỏ chói… b) Màu xanh: xanh biếc, xanh ngắt… c) Màu trắng: trắng muốt, trắng xoá… Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 16 Ngữ văn 6 Cánh diều (Bài tập 4, SGK) Xếp từ láy trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp: - Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh) - Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh) - Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bộ gặm cỏ (Sọ Dừa) a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, ví dụ: lom khom b) Gọi tà âm thanh, ví dụ: ríu rít. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ láy Lời giải chi tiết: - Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hay vẫn hoặc cả âm đầu và vần giống nhau tạo thành. - Từ láy trong những câu đã cho: lủi thủi, rười rượi, véo von, rón rén. - Xếp từ láy trong những câu đã cho vào nhóm thích hợp: + Từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi thủi, rười rượi, rón rén. Từ gợi tả âm thanh: véo von. Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 16 Ngữ văn 6 Cánh diều Ghép các từ láy ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải: Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ láy Lời giải chi tiết: 1 - e; 2 - c; 3 - d; 4 - b; 5 - a Câu 6 Trả lời câu hỏi 6 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 16 Ngữ văn 6 Cánh diều Chỉ ra đặc điểm chung về cấu tạo và nghĩa của các từ láy trong mỗi dãy dưới đây a) bập bềnh, lấp ló, lập loè, nhấp nhô b) nằng nặng, nhè nhẹ, đo đỏ, trăng trắng Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ láy Lời giải chi tiết: Đặc điểm chung về cấu tạo và nghĩa của các từ láy: a) bập bềnh, lấp ló, lập loè, nhấp nhô - Về cấu tạo: Đây đều là các từ láy phụ âm đầu, trong đó, yếu tố đứng trước (yếu tố láy) đều chứa vần ấp. - Về nghĩa: Các từ láy trong dãy đều chỉ trạng thái không ổn định của sự vật (khi xuất hiện, khi ẩn đi). b) nằng nặng, nhè nhẹ, đo đỏ, trăng trắng - Về cấu tạo: Đây đều là các từ láy hoàn toàn có biến đổi thanh điệu ở yếu tố thứ nhất (yếu tố láy). - Về nghĩa: Các từ láy trong dãy đều chỉ đặc điểm có mức độ thấp hơn so với đặc điểm nêu ở từ đơn tương ứng. Chẳng hạn, nằng nặng có nghĩa là hơi nặng, đo đỏ có nghĩa là hơi đỏ, nhè nhẹ có nghĩa là hơi nhẹ, trăng trắng có nghĩa là hơi trắng. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|