Giải Bài tập đọc hiểu: Lượm trang 12 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều

Giải Bài tập đọc hiểu: Lượm trang 12 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc hiểu: Lượm, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

Trong bài Đêm nay Bác không ngủ, em đã biết yếu tố miêu tả trong bài thơ thường được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật nào?

Xác định những biện pháp miêu tả đó trong những dòng thơ sau:

       Chú bé loắt choắt

      Cái xắc xinh xinh

           Cái chân thoăn thoắt

 

               Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

         Mồm huýt sáo vang

        Như con chim chích

             Nhảy trên đường vàng.

Lời giải chi tiết:

Hai biện pháp chính được sử dụng để miêu tả Lượm trong 8 dòng thơ là:

- Sử dụng từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. 

- Sử dụng biện pháp so sánh: Như con chim chích / Nhảy trên đường vàng.

Ngoài ra, yếu tố miêu tả được thực hiện qua việc miêu tả trang phục (Ca lô đội lệch), miêu tả hành động (Mồm huýt sáo vang).

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc hiểu: Lượm, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

Nêu tác dụng của các biện pháp miêu tả trong 8 dòng thơ đã trích ở bài tập 1.

Phương pháp giải:

Đọc và nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của các biện pháp miêu tả:

– Các biện pháp trên phối hợp với nhau để khắc hoạ một cách ấn tượng, sinh động về chân dung của Lượm: một chú liên lạc nhỏ bé, gầy gò (loắt choắt) nhưng nhanh nhẹn (thoăn thoắt), hiếu động, nghịch ngợm (nghênh nghênh; Ca lô đội lệch), yêu đời, hồn nhiên (Như con chim chích / Nhảy trên đường vàng).

– Vì chú liên lạc nhỏ bé nên chiếc xắc bên mình cũng nhỏ bé, xinh xắn (xinh xinh).

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc hiểu: Lượm, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

Theo em, bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?

Phương pháp giải:

Đọc và chia bố cục 

Lời giải chi tiết:

- Có thể chia thành 3 phần:

+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả (người xưng là “chú” trong bài thơ)

+ Phần 2 (8 khổ thơ tiếp theo): Câu chuyện Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh

+ Phần 3 (2 khổ cuối): Hình ảnh Lượm còn sống mãi

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc hiểu: Lượm, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

(Câu hỏi 3, SGK) Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng?

Phương pháp giải:

Đọc và lí giải

Lời giải chi tiết:

- Đây là hiện tượng biến thể trong khổ thơ được tác giả sử dụng một cách có chủ ý nhằm thể hiện một mục đích nghệ thuật nào đó.

- Dòng 25 và 26, bên cạnh việc biến thể trong khổ thơ còn có hiện tượng biến thể trong dòng thơ. Các dòng thơ trong bài thơ đều có 4 chữ. Dòng 25 và 26, mỗi dòng đều chỉ có 2 chữ. Việc sử dụng dòng thơ biến thể ở đây thể hiện sự ngỡ ngàng, đau xót của tác giả khi nhận tin của Lượm.

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc hiểu: Lượm, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

(Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc và nêu ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

Trong bài Lượm, biện pháp điệp được mở rộng thành nguyên vẹn hai khổ thơ. Nhờ vào phép điệp này mà hình ảnh Lượm trong phần mở đầu bài thơ đã được tái hiện lại một lần nữa trong tâm trí của tác giả. Trước hai khổ thơ này là câu hỏi: “Lượm ơi, còn không?” và hai khổ thơ này (với việc sử dụng phép điệp) chính là câu trả lời: Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn sống mãi trong kí ức của tác giả và người đọc. Phép điệp ở đây đã góp phần quan trọng để bất tử hình ảnh chú bé liên lạc.

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Lượm, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

(Câu hỏi 6, SGK) Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm.

Hãy viết 3 – 4 dòng giới thiệu về một người mà em biết.

Phương pháp giải:

Tham khảo sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Tô Vĩnh Diện (1924 – 1954) là một chiến sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân người Việt Nam. Anh nổi tiếng với chiến công hi sinh thân mình để cứu khẩu pháo cao xạ 37 mm không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 7

Trả lời câu hỏi 7 Bài đọc hiểu: Lượm, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

Tìm một số thông tin về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời bài thơ Lượm để hiểu thêm nội dung bài thơ này.

Phương pháp giải:

Tham khảo sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

1. Tác giả

- Tố Hữu (1920 - 2002)

- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.

2. Tác phẩm

Năm 1946, diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và Pháp tại Huế, đến tháng 2 năm 1947 quân ta chuyển địa điểm lên chiến khu. Tại thời điểm này, nhà thơ Tố Hữu vừa từ Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm. Không lâu sau đó, trong một chuyến công tác, nhà thơ hay tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường làm nhiệm vụ. Xúc động, nhớ thương trước chú bé liên lạc nhỏ bé mà can trường này, ông đã sáng tác nên bài thơ.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close