Giải bài tập Thực hành tiếng Việt: điển tích, điển cố trang 8 vở thực hành ngữ văn 9

Trong Chuyện người con gái Nam Xương, những trường hợp sau đây là điển tích, điển cố:... Nếu SGK không chú thích, em có thể hiểu ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố không? Lí do:...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu 1 THTV trang 8 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Trong Chuyện người con gái Nam Xương, những trường hợp sau đây là điển tích, điển cố:...

Nếu SGK không chú thích, em có thể hiểu ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố không?

Lí do:...

Phương pháp giải:

Đọc lại chú thích ở chân trang văn bản và đưa ra quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Trong Chuyện người con gái Nam Xương những trường hợp sau đây là điển tích, điển cố: Ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ.

Nếu sách giáo khoa không giải thích em có thể hiểu ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố không:

- Nếu sách giáo khoa không giải thích em không thể hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố một cách chính xác được.

Lí do: Bởi vì các điển tích, điển cố chỉ là một câu văn nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện, sự tích có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc văn học cổ. Do vậy, nếu chúng ta không có thông tin về câu chuyện đó thì không thể hiểu được ý nghĩa của điển tích, điển cố đang được sử dụng.

Câu 2

Trả lời Câu 2 THTV trang 8 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

a. Các cụm từ in đậm ở 4 câu có đặc điểm chung sau đây:...

b. Nghĩa của các cụm từ in đậm và tác dụng của việc sử dụng cụm từ đó trong ngữ cảnh:

 

Cụm từ in đậm

Nghĩa của cụm từ in đậm

Tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong câu

đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa

 

 

vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ

 

 

nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ

 

 

ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam: 

 

 

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” để xác định đặc điểm, nghĩa của từ in đậm và tác dụng của việc sử dụng.

Lời giải chi tiết:

a. Đặc điểm: Đều là các điển tích, điển cố.

b.

Cụm từ in đậm

Nghĩa của cụm từ in đậm

Tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong câu

đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa

Theo truyền thuyết người đàn bà có chồng đi xa, ngày ngày lên núi ngóng trông đến nỗi hóa đá. Câu này ý nói không còn được coi là tiết phụ nữa.

Nổi bật lên vẻ đẹp, giá trị bên trong của nhân vật Vũ Nương. Từ đó khắc họa sâu sắc thông điệp tác giả muốn truyền tải.

 

vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ

+ Ngọc Mỵ Nương: Mỵ Nương con gái An Dương Vương, gả cho Trọng Thủy, bị Trọng Thủy lừa lấy mất lẫy nỏ thần. Nước mất nàng bị vua cha chém chết. Vì nàng lòng ngay bị chết oan, nên máu của nàng hóa thành ngọc trai.

 

→ Câu nói này muốn nhắc tới cái sự ra đi, chết nhưng họ vẫn giữ trong mình lòng trọng sáng, thành nhã

 

+ Cỏ Ngu mĩ: câu nói này muốn nói tới lòng chung thủy của dù đã ra đi nhưng không bao giờ phản bội. 

nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ

 

 

+ Nàng Tào Nga người đời Hán, cha chết đuối, tìm không được xác. Tào Nga mới 14 tuổi chạy theo bờ sông kêu khóc; 17 ngày không thấy xác cha, nàng cũng nhảy xuống sông tự tử. 

 

+ Con gái vua Viêm Đế ra chơi bể Đông, chết đuối, hóa làm chim Tinh Vệ, ngày ngày ngậm đá núi Tây về lấp bể. 

 

ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam: 

 

 

 

+ Ngựa Hồ sinh ở đất Bắc quen với gió Bắc nên dù đi xa hễ thấy gió Bắc nổi thì hý. 

+ Chim Việt sinh ở đất Việt cảm thụ được khí ấm áp, cho nên khi bay đi xứ khác, thường đến đậu ở cành cây phía nam cho ấm, giống với khí hậu quê hương. 

 

 

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close