Giải bài tập Phiếu học tập số 2 trang 96 vở thực hành ngữ văn 9

Đọc văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao (trích, Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện, xứng đáng – Nguyễn Văn Hạnh) và thực hiện các yêu cầu:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 96 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao (trích, Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện, xứng đáng – Nguyễn Văn Hạnh) và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn đáp án đúng

Câu 1. A        B         C         D

Câu 2. A        B         C         D

Câu 3. A        B         C         D

Câu 4. A        B         C         D

Câu 5. A        B         C         D

Điền nội dung phù hợp

Câu 1. Có thể xem văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao thuộc loại văn bản nghị luận văn học được không?

Câu 2. Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong văn bản:

Câu 3.  Lí giải của tác giả về sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học:

Câu 4. Những nội dung đã triển khai trong bài viết cho phép tác giả đi đến kết luận: “Đọc Nam Cao con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn:

Câu 5. Điều văn bản giúp em hiểu về nhà văn Nam Cao:

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1. C

Câu 2. B

Câu 3. D

Câu 4. B

Câu 5. B

Điền nội dung phù hợp

Câu 1. Có thể xem văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao thuộc loại văn bản nghị luận văn học

Lí do: vì nó phân tích một vấn đề trong văn học, một tác phẩm văn học

Câu 2.

Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong văn bản:

- Nhiều nhân vật của Nam Cao là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực.

+ Đó là những người già cả không nơi nương tựa, những em bé mô côi không ai chăm sóc, những người đàn bà không biết đến hạnh phúc lứa đôi, gia đình... (Nghèo, Dì Hảo, Một bữa no, Từ ngày mẹ chết,...)

⇨     Lí lẽ rõ ràng, bằng chứng thuyết phục

Câu 3.

Lí giải của tác giả về sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học:

Nam Cao là một trong số ít nhà văn của chúng ta đã để lại cho văn học nhiều nhân vật không thể quên được, buộc người đọc phải nghĩ về họ, thông qua họ để nghĩ về cuộc sống.

Câu 4.

Những nội dung đã triển khai trong bài viết cho phép tác giả đi đến kết luận: “Đọc Nam Cao con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn:

- Đọc Nam Cao người ta có ấn tượng rõ rệt về các nhân vật có tính cách nổi bật, đồng thời lại có cảm nhận sâu sắc cách nhìn của tác giả đối với cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người.

- Nam Cao là một trong số ít nhà văn của chúng ta đã để lại cho văn học nhiều nhân vật không thể quên được, buộc người đọc phải nghĩ về họ, thông qua họ để nghĩ về cuộc sống.

=> Đọc Nam Cao con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn.

Câu 5.

Điều văn bản giúp em hiểu về nhà văn Nam Cao:

Giúp em hiểu về vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà văn Nam Cao, ông luôn hướng về số phận những con người nghèo khổ phải chịu số phận bất hạnh.

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 98 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Đề tài và dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích một truyện ngắn được sáng tác trong những năm gần đây:

Nhan đề truyện ngắn:

Tác giả:

Dàn ý cho bài văn:

Mở bài

 

Thân bài

Luận điểm 1

 

Luận điểm 2

 

Luận điểm 3

 

Kết bài

 

Phương pháp giải:

Lập dàn ý theo hướng dẫn

Lời giải chi tiết:

Đề tài và dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích một truyện ngắn được sáng tác trong những năm gần đây:

Nhan đề truyện ngắn: Đau gì như thể….

Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư

Dàn ý cho bài văn:

Mở bài

Truyện ngắn “Đau gì như thể…” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có lẽ là một truyện ngắn xúc động và xót xa nhất viết về đề tài cha con. Câu chuyện đã xây dựng nên một tình huống truyện thật đặc biệt, từ đó cho chúng ta thấy được những khía cạnh, những hoàn cảnh xót xa của cuộc sống.

Thân bài

Luận điểm 1

Hoàn cảnh sáng tác

Luận điểm 2

Phân tích đặc sắc nội dung

Luận điểm 3

Đặc sắc nghệ thuật

Kết bài

Chính những nét nghệ thuật tưởng chừng đơn sơ, mộc mạc nhưng đã mang lại một giá trị diễn đạt vô cùng sâu sắc. Bài thơ đã diễn tả một cách tinh tế, khắc họa tình bạn cao đẹp, đáng ngưỡng mộ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 99 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Chọn một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày:

Vấn đề đáng quan tâm:

Dàn ý cho bài nói:

Mở đầu

 

Triển khai

Luận điểm 1

 

Luận điểm 2

 

Luận điểm 3

 

Luận điểm 4

 

Kết thúc

 

Phương pháp giải:

Lập dàn ý theo hướng dẫn

Lời giải chi tiết:

Chọn một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày:

Vấn đề đáng quan tâm: Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.

Dàn ý cho bài nói:

Mở đầu

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.

Triển khai

Luận điểm 1

* Thế nào là bạo lực học đường?

 

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

 

- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

 

- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Luận điểm 2

* Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay.

- Hình thức:

+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

- Thực tế chứng minh:

+ Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh...

+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…

+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

+ Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

Luận điểm 3

* Hậu quả của bạo lực học đường

- Với người bị bạo lực:

+ Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

+ Làm cho gia đình họ bị đau thương.

+ Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.

- Với người gây ra bạo lực:

+ Phát triển không toàn diện.

+ Mọi người, xã hội chê trách.

+ Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.

Luận điểm 4

* Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường

- Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.

- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.

Kết thúc

* Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.

- Đây là một hành vi không tốt.

-  Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này?

Một số điều cần chú ý khi trình bày: Nói to rõ ràng, không sai chính tả, có chào hỏi khán giả,….

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close